Cùng với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa là cột mốc tiền tiêu trên biển Đông của Tổ quốc.
Trường Sa nằm phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa, có tọa độ 80 38’ bắc 1110 55’ đông, từ vĩ độ 60 50’ đến 120.000’ bắc, kinh độ 1110 30’ đến 1170 20’ đông, với hơn 100 hòn đảo nổi và chìm, đá, cồn cát, san hô và bãi san hô, dàn trải trên một vùng biển từ đông sang tây khoảng 800km. Quần đảo chiếm một diện tích biển khoảng 160.000km2 đến 180.000km2. Đảo gần nhất là đảo Đá Lát, nằm phía tây đảo Trường Sa, cách vịnh Cam Ranh gần 250 hải lý (450km về phía đông), cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) trên 600 hải lý. Các đảo có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 3m - 5m. Đảo có diện tích lớn nhất là đảo Ba Bình rộng khoảng 0,6km, sau đó đến các đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Nam Yết, Sinh Tồn …
Trước đây, Trường Sa có tên gọi là Đại Trường Sa, hay Vạn Lý Trường Sa được ghi trong sách Phủ biên tạp lục – quyển sách nổi tiếng của nhà bác học Lê Quý Đôn viết năm 1776 .
Bia chủ quyền đảo Song Tử Tây thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, có vĩ độ 110 25’55’’ bắc và kinh độ 114018’00’’ đông. Bia chủ quyền đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, có vĩ độ 100 10’45’’ bắc và kinh độ 114022’00’’ đông. Các chữ trên thân các bia được khắc lõm chìm vào trong, có nội dung được ghi: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8 năm 1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam”.
Các chữ trên thân bia được khắc lõm chìm vào trong, với nội dung: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.
Trải qua thời gian cùng những biến động của lịch sử, đến nay chỉ có đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết còn tồn tại bia chủ quyền và đó cũng là 2 bia cũ nhất còn được bảo tồn ở quần đảo Trường Sa hiện nay.
Hiện nay, bia chủ quyền tại đảo Song Tử Tây còn khá nguyên vẹn, gồm phần tháp và thân bia; bia chủ quyền tại đảo Nam Yết chỉ còn phần thân.
Hai bia chủ quyền này đã được UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng di tích cấp tỉnh ngày 3/11/2011.
Năm 2012, Sở VHTTDL tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản đề nghị Bộ VHTTDL công nhận cụm bia chủ quyền nói trên là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ghi nhận những giá trị lịch sử tiêu biểu của di tích và góp phần khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, ngày 13/6/2014 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định số 1825/QĐ-BVHTTDL xếp hạng di tích Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết là di tích lịch sử Quốc gia.
Việc công nhận 2 bia chủ quyền trên đảo Trường Sa là Di tích lịch sử cấp quốc gia không chỉ là lời khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, mà 2 bia này cũng là bằng chứng có giá trị trong việc chứng minh chủ quyền của đất nước ta với thế giới.
Tỉnh Khánh Hòa đang có kế hoạch tôn tạo các bia này thành các điểm tham quan, giáo dục truyền thống lịch sử.
Bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây nằm trong khuôn viên của trạm khí tượng Song Tử Tây |
Đảo Song Tử Tây thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, có vĩ độ 110 25’55’’ bắc và kinh độ 114018'00’’ đông |
Bia được chia thành 2 phần rõ ràng, xây bằng gạch, vôi, vữa có chiều cao 3,36m, gồm phần thân và phần chóp |
Các chữ trên thân bia được khắc lõm chìm vào trong, dù trải qua hơn 60 năm nhưng những dấu tích vẫn còn nhìn rõ |
Ẩn hiện trong không gian rợp một màu xanh của những cây phong ba, bàng vuông cổ thụ, bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây là một trong những vị trí trọng yếu, được coi là linh hồn của đảo |
Năm 2011, khu trùng tu bia, khuôn viên di tích đã được xây hệ thống hàng rào bằng gạch, vôi vữa cao 80cm bao quanh bia với diện tích 16m2 |
Bia chủ quyền ở đảo Nam Yết nằm trong khuôn viên chùa Nam Huyên |
Đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, có vĩ độ 100 10’45’’ bắc và kinh độ 114022’00’’ đông |
Bia chủ quyền ở đảo Nam Yết,với diện tích xấp xỉ 16m2, hiện đã bị mất phần chóp, chỉ còn phần thân cao 1,32m
|
So với nhiều công trình khác trên đảo, kiến trúc, vị trí của di tích không nổi bật, song từ những vết rạn chân chim, mỗi nét chữ khắc sâu trên bia đều khiến mỗi người khi tới đây trào dâng một niềm tự hào khôn tả |
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa |
Do bia ở đảo Song Tử Tây bị sụt lún, nên ngay sau đó UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Trường Sa trùng tu, tôn tạo cả hai bia chủ quyền |
Duy Khánh, Tuấn Anh, Anh Dũng