Không ít góa phụ ở vùng nông thôn Ấn Độ phải sống lay lắt trong những ngày tháng cuối đời chỉ vì quan niệm mê tín dị đoan của cộng đồng.
TIN BÀI KHÁC:
Cơ quan giám sát hạt nhân LHQ "báo động" về Iran
Vì sao lại là Putin?
Những góa phụ bị đuổi khỏi nhà và sống tập trung trong các ashram. (Ảnh: V.V. Krishnan)
Ở một số vùng nông thôn chậm phát triển của Ấn Độ những người phụ nữ góa chồng bị coi là gánh nặng trong gia đình, thậm chí cái bóng của họ cũng bị cho là mang lại điềm gở.
Trong một xã hội mê tín như vậy, những quả phụ, cả trẻ lẫn già, đều bị buộc rời khỏi nhà và chuyển tới một nơi khác. Vòng đeo cổ của họ bị đập vỡ, vết son đỏ trên trán (đánh dấu người phụ nữ đã kết hôn) được xóa đi và họ không được mặc gì khác ngoài xari (áo quần của phụ nữ Hindu), trước khi bị đuổi khỏi nhà. Hàng ngàn quả phụ không nơi nương tựa đã tập chung tại Vrindavan, nơi được tin là cái chết sẽ cứu rỗi linh hồn họ. Vì thế họ tới đó để sống trong các ashram (tu viện Ấn Độ) và đợi chờ cái chết.
Tuy nhiên, cuộc sống trong ashram tại thành phố thánh Vrindavan hoàn toàn không phải là một chiếc giường trải đầy hoa hồng cho những phụ nữ cô đơn và bị bỏ rơi. Thực tế, một vài người trong số họ nghèo khổ tới nỗi phải rời khỏi đây và bò ra đường để ăn xin qua ngày. Thành phố phía bắc Ấn Độ, với khoảng 55.000 dân, được tin là có khoảng 20.000 quả phụ hiện đang sinh sống. Những người này sống ở ashrams chỉ nhận được một đĩa thức ăn nhỏ mỗi ngày và sống trong điều kiện tồi tệ nhất. Ngoài ra, những quả phụ trẻ đối mặt mối đe dọa về lạm dụng tình dục và nạn buôn người.
Họ sống trong cảnh cùng cực, thậm chí là không được để tóc dài. (Ảnh: V.V. Krishnan)
Các nhà làm phim như Dharan Mandrayar và Deepa Mehta đã làm nhiều bộ phim về cảnh ngộ khốn khổ của những người phụ nữ như vậy nhưng điều này lại gây ra các cuộc tranh luận nảy lửa tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Bộ phim Mehta năm 2005, miêu tả câu chuyện của Kalyani trẻ trung và xinh đẹp, một người quả phụ đã bị bán cho các ổ mại dâm. Bộ phim đã giành được giải thưởng Hàn lâm năm đó. Tuy nhiên, vẫn không có điều gì thay đổi trong cuộc sống thực tại của Kalyani, người phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt mỗi ngày.
Vẫn còn có nhiều người dũng cảm tồn tại, những người đang làm việc hết mình để có được sự thay đổi. Một trong số đó là bác sỹ Mohini Giri, người sáng lập Guild of Service, một tổ chức giúp đỡ những người phụ nữ và đứa trẻ cơ cực.
Quả phụ 50 tuổi này cho biết bà đã nếm trải sự sỉ nhục của người đời kể từ khi trở thành một quả phụ. Nhiều lần bà đã bị xem là điềm gở và không được phép tham dự các đám cưới. "Chúng tôi sống trong một xã hội gia trưởng. Đàn ông nói rằng về phương diện văn hóa, một góa phụ không thể làm điều gì cả: không được để tóc dài và không cần xinh xắn. Đó là nhận thức xã hội mà chúng tôi muốn thay đổi."
Tất nhiên, bà thừa nhận rằng nỗ lực của mình không đủ và cần nhiều sự giúp đỡ từ chính phủ để đem lại sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của hàng ngàn quả phụ."
Sầm Hoa (Theo Odditycentral)