Có những doanh nghiệp chi phí xăng, dầu chiếm đến gần một nửa. Giá xăng tăng khiến không ít doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị mất đơn hàng.

Công ty Vijai Logistics Việt Nam là doanh nghiệp chuyên về vận chuyển hàng hóa, chi phí xăng dầu chiếm 40 - 45% trong tổng chi phí thực hiện một đơn hàng. Vì vậy, đơn vị này cho biết khi giá xăng, dầu tăng bắt buộc doanh nghiệp phải tính toán điều chỉnh giá cước.

Tuy nhiên, điều này lại đưa doanh nghiệp vào thế khó với các hợp đồng đã ký bởi việc thay đổi giá cước vận chuyển không dễ gì khách hàng chấp nhận, chưa kể sẽ mất nhiều đơn hàng lẻ.

Doanh nghiệp lo mất đơn hàng vì xăng, dầu tăng giá - Ảnh 1.

Giá xăng dầu trong nước đã lên mức cao nhất trong 8 năm. Ảnh minh họa.

Còn với doanh nghiệp xuất khẩu gạo, việc giá xăng, dầu tăng cũng ảnh hưởng không nhỏ. Các đơn vị phải tìm cách giảm giá thành sản xuất, hoặc chịu giảm lợi nhuận để đảm bảo cam kết với khách hàng.

"Tình hình vận chuyển, giá cước tăng theo xăng dầu. Một container từ TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ là 7.000.000 - 7.200.000 đồng, giờ là 7.500.000 - 7.600.000 đồng. Các chi khác cũng tăng từ 10 - 15%. Chúng tôi tăng giá thì khó vì giá thị trường quốc tế không tăng. Nếu tăng thi họ chuyển thị trường khác", anh Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice cho hay.

Chuyên gia kinh tế nhận định, khi giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả chính sách tài khoá cắt giảm 2% thuế VAT đang triển khai dẫn tới không đạt được mục tiêu tăng trưởng.

(Theo VTV)

Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh, hai cú dập liên tiếp đầu năm mới

Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh, hai cú dập liên tiếp đầu năm mới

Giá xăng trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày mai (21/2) có khả năng tăng mạnh theo giá thế giới. Các chuyên gia dự báo, mức tăng giá xăng có thể trên 1.000 đồng/lít.