Trải qua hai năm dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng đứt gãy, việc kinh doanh trì trệ, các doanh nghiệp Việt Nam và khu vực cho rằng xu hướng bán hàng đa kênh, kết hợp với chuyển đổi số sẽ giúp họ phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

{keywords}
Nhiều doanh nghiệp Việt xác định bán hàng đa kênh, cả trực tuyến lẫn trực tiếp để không bỏ sót khách hàng. (Ảnh: Hải Đăng)

Báo cáo của TMX, công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ ra rằng 68% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và 40% lãnh đạo toàn khu vực nói chung đã và đang đầu tư vào chiến lược đa kênh như một phương thức xây dựng nền móng để phát triển trong tương lai. Mặt khác, 76% tại Việt Nam (46% toàn khu vực) cũng xem việc đầu tư vào mô hình bán hàng đa kênh là ưu tiên hàng đầu trong 3 đến 5 năm tới.

Xu hướng này phản ánh tình hình thực tế xã hội trong giai đoạn hiện tại, khi người tiêu dùng đã quen dần với việc mua hàng qua kênh thương mại điện tử, đồng thời họ cũng bắt đầu quay trở lại phương thức mua sắm truyền thống khi các hạn chế giãn cách được nới lỏng.

Việc bán hàng đa kênh, một cách dễ hiểu, là tiếp cận khách hàng ở nhiều kênh bán hàng khác nhau, có cả trực tuyến và trực tiếp, nhằm không bỏ sót khách hàng và tạo cho họ cảm giác mua hàng xuyên suốt.

Ông James Christopher, Chủ tịch TMX khu vực Châu Á cho biết, những khó khăn trong hai năm đại dịch cũng khiến các doanh nghiệp nhận ra việc cải thiện chuỗi cung ứng và hoạt động của họ trong tương lai.

Khảo sát cho thấy, khoảng 62% doanh nghiệp Việt Nam và 52% doanh nghiệp toàn khu vực đã bắt đầu đa dạng hóa các nguồn cung ứng của họ. Đồng thời, 34% tại Việt Nam và 35% toàn khu vực chủ động đánh giá và nhìn lại về sự phụ thuộc của họ vào các đơn vị cung cấp bên thứ ba.

Trên thực tế, việc phụ thuộc vào một đơn vị cung ứng hoặc vận chuyển hàng hoá sẽ khiến doanh nghiệp bị động trong bối cảnh kinh doanh hiện tại. Dễ thấy trong giai đoạn dịch bệnh tại Việt Nam, nhiều người mua hàng trên thương mại điện tử than phiền về việc đơn hàng chậm được giao. Theo lý giải, một phần nguyên nhân là các kho chứa hàng hoặc đơn vị vận chuyển có nhân sự phải tạm nghỉ việc hoặc cách ly do nhiễm bệnh. Do đó, việc đa dạng hoá nguồn cung hoặc đơn vị logistics là cần thiết trong bối cảnh mới.

Ở Việt Nam, các mô hình và cách thức kinh doanh mới đã xuất hiện sau đại dịch. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI), một trong những chiến lược chính mà doanh nghiệp thực hiện là đa dạng hóa nhà cung cấp để hạn chế tối đa rủi ro. Bằng cách như vậy, các doanh nghiệp sẽ có các nhà cung cấp sẵn sàng thay thế và là nguồn dự phòng ổn định để hỗ trợ ngay khi xuất hiện sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Trong tương lai, báo cáo cho rằng chủ doanh nghiệp phải bắt kịp làn sóng chuyển đổi số, bảo đảm chuỗi cung ứng trực tuyến kết hợp nhịp nhàng với chuỗi cung ứng trực tiếp để hoàn thiện mô hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, 80% lãnh đạo toàn khu vực và 60% lãnh đạo Việt Nam tin rằng sẽ có nhiều ứng dụng công nghệ và công cụ kỹ thuật số được triển khai trong tương lai. Đồng thời, 82% (toàn khu vực) và 58% (Việt Nam) khẳng định họ sẽ ưu tiên áp dụng các giải pháp số trong hoạt động kinh doanh nếu không gặp phải những rào cản về chi phí sau đại dịch.

Hải Đăng

Cơ hội của sàn thương mại điện tử nội trước Shopee, Lazada

Cơ hội của sàn thương mại điện tử nội trước Shopee, Lazada

Dù hai ‘ngoại binh’ Shopee và Lazada đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Việt Nam, những người chơi nội địa vẫn có cơ hội thay đổi tình thế.