Hộ chiếu Việt Nam có giá

Nhìn nhận về tình hình vĩ mô 8 tháng đầu năm, TS.Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cho rằng, tác động của đại dịch Covid-19 như một cơn bão, có sức tàn phá mạnh với kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Và đến thời điểm hiện tại đã gây cho kinh tế Việt Nam không ít khó khăn. Tuy nhiên, đã có một số tín hiệu tích cực về vắc xin, sự lây nhiễm cũng chậm lại.

Ông Thành cho biết, một số nhận định dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam khoảng 2-3%. Ông cho rằng, con số này vẫn còn vô cùng tích cực so với bối cảnh thế giới. Và theo cá nhân ông Thành, khả năng tăng trưởng năm nay khoảng 2-3% là cao nhất.

Cùng nhận định về tăng trưởng của Việt Nam năm nay, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Tài chính - Ngân hàng cho rằng, gắn với thời điểm hiện tại khi Việt Nam đã xuất hiện làn sóng Covid-19 thứ 2, ông thiên về tình huống xấu nhất, với dự báo tăng trưởng GDP sẽ chỉ đạt 1,5%-2%.

{keywords}
 Cửa sáng để phát triển trong thời gian tới.

Về cơ hội và thách thức với thị trường bất động sản, ông Lực cho rằng, trong nguy có cơ và thị trường bất động sản vẫn có 3 điểm sáng, bao gồm bất động sản công nghiệp, bất động sản nhà ở và logistics.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính chung 8 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 250,5 nghìn tỷ đồng, bằng 50,7% kế hoạch năm và tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, hiện Chính phủ đang thúc đẩy đầu tư công, bất động sản sẽ là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất.

"Cũng cần phải nhấn mạnh, trong và sau đại dịch Covid-19, hành vi của các nhà đầu tư đã và đang thay đổi rất lớn, do vậy, cấu trúc cũng sẽ thay đổi rất nhiều để thích nghi", ông Lực nói thêm.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank cho rằng, Covid-19 chính là một cuộc cách mạng. "Cách mạng ở đây chính là việc thay cũ đổi mới, và Covid-19 làm Việt Nam ngày càng có úy tín trong mắt bạn bè quốc tế, từ đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhìn về Việt Nam", ông Hưởng nói. Ông cho biết, nhiều bạn bè của ông từng đem tiền đầu tư ở nước ngoài cũng đang rục rịch muốn quay trở về Việt Nam.

Với việc kiểm soát được dịch Covid-19, vị chuyên gia này tín rằng GDP Việt Nam tăng trưởng dương là hoàn toàn có thể đạt được, thậm chí còn tăng trưởng vượt kế hoạch.

Cuộc đua đón “đại bàng”

Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Jll Việt Nam trả lời: Hiện nay Việt Nam đang có rất nhiều dự án FDI. Những biến động thế giới đang đặt Việt Nam trong xu hướng có lợi đón dòng đầu tư dịch chuyển trong tình hình mới.

{keywords}
Nhà máy phụ tùng, linh kiện ô tô đổ bộ

Khi dịch chuyển đầu tư, các doanh nghiệp muốn tìm hiểu để dịch chuyển nhà xưởng. Tuy nhiên, khi dịch chuyển nhà máy có rất nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến những toan tính của các nhà đầu tư này và các ràng buộc khác như hệ thống cung ứng tại địa phương đang đặt cơ sở sản xuất.

“Chúng tôi ghi nhận nhiều sự quan tâm nhưng ký kết cụ thể chưa nhiều. Chúng tôi hy vọng khi Covid được kiểm soát hoạt động này sẽ được đẩy mạnh hơn”, ông Quang kỳ vọng.

Tuy nhiên, ông Quang cho rằng, sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế có, tuy nhiên gặp những rào cản từ luật, người thực thi luật và các văn bản dưới luật. “Chính phủ Ấn Độ đã chi khoảng 30 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển về nước này. Khi đó nếu Việt Nam không nhanh sẽ mất cơ hội như Thủ tướng đã nói dọn tổ cho đại bàng nhưng nếu không nhanh đại bàng sẽ bay mất”, ông Quang lưu ý.

Bên cạnh đó, quỹ đất cho phát triển khu công nghiệp (KCN) của Việt Nam cũng rất hạn hẹp. Nếu như muốn lấy đất mở rộng các KCN cũng gặp các rào cản. Như được biết, có khu công nghiệp ở Bắc Ninh phải mất 10 năm mới hoàn thành thủ tục hạ tầng để cho thuê được.

Quỹ đất cho phát triển KCN đã hạn chế nhất, quỹ đất có hạ tầng giao thông tốt lại càng hạn chế hơn. Ở Việt Nam việc đầu tư cho hạ tầng giao thông còn hạn chế nên quy đất cho KCN còn hạn chế.

Theo ông Quang, Việt Nam không nhất thiết đón những doanh nghiệp hàng đầu, hãy đón những doanh nghiệp phù hợp với mình. Nói tóm lại, hãy “liệu cơm gắp mắm”.

Duy Anh