Theo thông tin từ TTXVN, sáng 13/3, khu vực Kanto lại rung chuyển bởi một trận động đất có cường độ 6,2 độ Richter. Ngay sau đó, một trận sóng thần cao 5 mét đã tấn công các tỉnh Aomori, Iwate và Miyagi thuộc khu vực này.
TIN LIÊN QUAN
Trận động đất xảy ra vào lúc 10 giờ 5 phút sáng 13/3 (giờ Nhật Bản). Tâm chấn của trận động đất nằm ở tỉnh Ibaraki và trải dài từ Fukushima xuống các tỉnh Tochigi, Saitama và Chiba. Tuy nhiên, thủ đô Tokyo nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của trận động đất này.
Ngay sau động đất, sóng thần đã ập vào một loạt các tỉnh Aomori, Iwate và Miyagi. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) ngày 14/3 xác nhận sóng thần có chiều cao 5 mét đã tân công bờ biển hai tỉnh trên vào lúc 11 giờ (giờ địa phương).
Cũng trong ngày hôm qua, 13/3, cơ quan khí tượng Nhật Bản thông báo trong vòng 3 ngày tới, xác suất xảy ra dư chấn động đất mạnh cấp 7 là 70% và từ ngày 16 đến 19/3 là 50%.
Cơ quan này dự đoán động đất có thể đi kèm với sóng thần và kêu gọi người dân hết sức cảnh giác, chuẩn bị đối phó.
Bên cạnh đó, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cũng đã nâng mức đánh giá về cường độ địa chấn trong vụ động đất kinh hoàng chiều 11/3 từ mức 8,9 độ Richter lên 9 độ Richter.
Đến 17 giờ 35 chiều 13/3 đã xác định được có gần 2.000 người chết và mất tích, hơn 20.000 người vẫn chưa thể xác định được còn hay mất. Nếu dư chấn động đất mạnh tới cấp 7 xảy ra, thiệt hại về người và của sẽ tăng do nhiều tòa nhà đã rạn lún sau các đợt động đất và dư chấn liên tục trong 3 ngày qua.
Trong diễn biến liên quan, tại cuộc họp báo chiều 13/3, Chánh Văn phòng nội các Yukio Edano không phủ nhận khả năng xảy ra vụ nổ thứ hai tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Ông này thừa nhận khả năng lò phản ứng hạt nhân số 3 có thể đã bị biến dạng, nhưng khẳng định mọi việc vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Báo chí Nhật trước đó đưa tin, thiết bị cung cấp nước làm lạnh trong lò phản ứng thuộc tổ máy số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, nơi lò máy số 1 đã phát nổ ngày hôm qua 12/3 đã ngừng hoạt động. Hiện tại, các chuyên gia đang tiến hành giảm áp suất bên trong lò bằng cách thải bớt không khí và rót thêm nước vào bên trong lò.
Lê Văn (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN
Vì sao lò hạt nhân Nhật vững qua động đất
Nhật: Thêm một lò phản ứng có nguy cơ nổ
Nhật Bản bắt tay ứng phó phóng xạ hạt nhân
Nhật: Thêm một lò phản ứng có nguy cơ nổ
Nhật Bản bắt tay ứng phó phóng xạ hạt nhân
Trận động đất xảy ra vào lúc 10 giờ 5 phút sáng 13/3 (giờ Nhật Bản). Tâm chấn của trận động đất nằm ở tỉnh Ibaraki và trải dài từ Fukushima xuống các tỉnh Tochigi, Saitama và Chiba. Tuy nhiên, thủ đô Tokyo nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của trận động đất này.
Trong 7 ngày tới, Nhật Bản tiếp tục bị ảnh hưởng của dư chấn. Ảnh: AP. |
Ngay sau động đất, sóng thần đã ập vào một loạt các tỉnh Aomori, Iwate và Miyagi. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) ngày 14/3 xác nhận sóng thần có chiều cao 5 mét đã tân công bờ biển hai tỉnh trên vào lúc 11 giờ (giờ địa phương).
Cũng trong ngày hôm qua, 13/3, cơ quan khí tượng Nhật Bản thông báo trong vòng 3 ngày tới, xác suất xảy ra dư chấn động đất mạnh cấp 7 là 70% và từ ngày 16 đến 19/3 là 50%.
Cơ quan này dự đoán động đất có thể đi kèm với sóng thần và kêu gọi người dân hết sức cảnh giác, chuẩn bị đối phó.
Bên cạnh đó, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cũng đã nâng mức đánh giá về cường độ địa chấn trong vụ động đất kinh hoàng chiều 11/3 từ mức 8,9 độ Richter lên 9 độ Richter.
Đến 17 giờ 35 chiều 13/3 đã xác định được có gần 2.000 người chết và mất tích, hơn 20.000 người vẫn chưa thể xác định được còn hay mất. Nếu dư chấn động đất mạnh tới cấp 7 xảy ra, thiệt hại về người và của sẽ tăng do nhiều tòa nhà đã rạn lún sau các đợt động đất và dư chấn liên tục trong 3 ngày qua.
Trong diễn biến liên quan, tại cuộc họp báo chiều 13/3, Chánh Văn phòng nội các Yukio Edano không phủ nhận khả năng xảy ra vụ nổ thứ hai tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Ông này thừa nhận khả năng lò phản ứng hạt nhân số 3 có thể đã bị biến dạng, nhưng khẳng định mọi việc vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Báo chí Nhật trước đó đưa tin, thiết bị cung cấp nước làm lạnh trong lò phản ứng thuộc tổ máy số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, nơi lò máy số 1 đã phát nổ ngày hôm qua 12/3 đã ngừng hoạt động. Hiện tại, các chuyên gia đang tiến hành giảm áp suất bên trong lò bằng cách thải bớt không khí và rót thêm nước vào bên trong lò.
Lê Văn (Tổng hợp)