Thời gian qua, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, ngành chuyên môn của tỉnh Đồng Tháp thường xuyên thông tin, tuyên truyền, thay đổi nhận thức, tập quán từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; thay đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”...

{keywords}
Nhờ triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2016-2020, nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Tháp có những thay đổi tích cực trên nhiều lĩnh vực.

Tỉnh xác định xây dựng Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp giai 2021 – 2025 và đến năm 2030 để tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được của tỉnh trong quá trình thực hiện, chỉ ra những điểm nghẽn trong chuỗi giá trị ngành hàng nông sản điển hình để tháo gỡ những nút thắt đó; đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp chuyển đổi nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới, góp phần làm tiền đề định hình lại nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long và của các tỉnh có thế mạnh phát triển nông nghiệp trên cả nước.

Giai đoạn vừa qua, tỉnh đã  triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2016-2020, nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Tháp có những thay đổi tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó: tăng trưởng ngành nông nghiệp tiếp tục được giữ vững (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,57%/năm giai đoạn 2016-2020); cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gắn kết với thị trường tiêu thụ thông qua việc phát triển các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác liên kết gắn với xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Đồng Tháp;

Bên cạnh đó, tỉnh cũng thúc đẩy xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chính sách thí điểm khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực khác, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng nông thôn (năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ước năm 2020 tăng 10,3% so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân 1,98%; thu nhập của cư dân nông thôn đạt 39,42 triệu đồng, tăng 1,36 lần so với năm 2015). Có thể nói, trong giai đoạn vừa qua, Đồng Tháp là tỉnh tiên phong chuyển đổi kinh tế và được xem là tỉnh thành công điển hình trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp cả nước.

Cửu Long