Theo đó, EU đưa ra mục tiêu cụ thể rằng, “việc sản xuất chất bán dẫn tiên tiến và bền vững ở châu Âu bao gồm các bộ xử lý phải chiếm ít nhất 20% sản lượng thế giới về giá trị, tăng gấp đôi so với 10% vào năm 2020”.
Bên cạnh cam kết về thúc đẩy phát triển sản xuất chất bán dẫn thì EU cũng đề ra cam kết trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trong khối 27 thành viên của EU, bao gồm một số mục tiêu cụ thể như tất cả các hộ gia đình ở EU phải có kết nối tốc độ gigabit vào năm 2030; các khu vực đông dân cư phải được phủ sóng 5G và có máy tính lượng tử đầu tiên vào năm 2025...
Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch EU – bà Margrethe Vestager cho rằng: “Chúng tôi cần cơ sở hạ tầng kỹ thuật số an toàn, hiệu quả và bền vững. Đại dịch đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc có các kết nối mạng đáng tin cậy. Trong 10 năm tới, chúng tôi muốn tất cả các hộ gia đình ở châu Âu được phủ sóng kết nối tốc độ gigabit. Là người dân châu Âu, chúng ta cần ít phụ thuộc hơn vào những người khác khi đề cập đến những công nghệ quan trọng.”
Một số vấn đề khác được nêu ra trong mục tiêu của EU bao gồm việc xây dựng các kỹ năng kỹ thuật số của cộng đồng dân cư nói chung; sự chuyển đổi số trong các doanh nghiệp; số hóa dịch vụ công và khuyến khích nhiều phụ nữ hơn tham gia vào các hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ năng về kỹ thuật số.
“Chỉ 1 trong 6 chuyên gia kỹ thuật số là phụ nữ, đối với tôi, có vẻ như chúng ta đang tước đi một nửa lực lượng lao động tiềm năng. Ngoài việc nâng cao kỹ năng kỹ thuật số của mọi người, chúng tôi muốn có 20 triệu chuyên gia kỹ thuật số vào năm 2030. Và với sự cân bằng giới tính tốt hơn để tận dụng tối đa nguồn tài năng của chúng tôi”, bà Margrethe Vestager cho biết thêm.
Về phía doanh nghiệp, ngoài việc tập trung vào việc tăng cường sử dụng các công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI), EU còn mong muốn tăng số lượng công ty khởi nghiệp trong khu vực. EU đang nhắm mục tiêu có khoảng 250 kỳ lân công nghệ - những công ty khởi nghiệp với giá trị 1 tỷ USD ở EU vào cuối thập kỷ này, gấp đôi con số 122 công ty khởi nghiệp đang tồn tại.
Đây là một sáng kiến của Ủy ban Châu Âu với rất nhiều mục tiêu được đặt ra trong kế hoạch thập kỷ kỹ thuật số của họ. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít kế hoạch chi tiết về cách thức để EU đạt được những mục tiêu của mình. Giai đoạn tham vấn sẽ diễn ra sau đó, với thời hạn cuối cùng được đặt ra là quý 3 năm nay, khi Ủy ban đã cam kết đề xuất Chương trình chính sách kỹ thuật số. Ở giai đoạn này, EU muốn tăng cường sản xuất chất bán dẫn và thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp.
Phan Văn Hòa (Theo Telecoms)
Thiếu chip toàn cầu, các cường quốc như 'ngồi trên đống lửa'
Đại dịch Covid-19 đã gây ra tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu khiến nhiều "ông lớn" phải lao đao.