Tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Honda xe máy với dung lượng đã bão hòa, chỉ phát triển các nhà NCC đã có; Piaggio có tìm NCC nhưng yêu cầu rất ngặt nghèo do yêu cầu của thị trường xuất khẩu; Honda ô tô, Toyota, Dawoođều không đủ sản lượng để tìm kiếm NCC; các FDI điện tử đã nhập khẩu hầu hết linh kiện đầu vào...

Chỉ có các FDI lớp 1 là luôn có nhu cầu tìm NCC lớp dưới (VPIC1, Lâm Viễn, Strongway, Toyota Boshoku...), nhưng không dễ để tiếp cận.

Bản thân các Công ty FDI này không có chiến lược, chi phí để hỗ trợ phát triển NCC như các FDI lớn (Honda, Toyota, Samsung); lại bị nhiều thành kiến về năng lực của DDI mà họ đã có tiếp xúc từ nhiều năm trước, họ không có thông tin cập nhật về tình hình DN CNHT Việt Nam hiện tại. Trong khi bức tranh năng lực của Công ty cung ứng Việt Nam các năm qua đã có nhiều khác biệt so với trước. Ngoài ra, do thời gian đầu tư vào Vĩnh Phúc khá lâu, hầu hết các chuỗi cung ứng FDI đều đi vào giai đoạn ổn định, các doanh nghiệp FDI này ít có nhu cầu tìm kiếm NCC mới, vì chi phí và rủi ro cao.

Về hoạt động của các bên trung gian trong liên kết cho đến nay, liên kết giữa DDI và FDI Vĩnh Phúc là hoạt động tự phát theo nhu cầu thị trường, chưa có bất kỳ hỗ trợ nào của bên thứ 3 tại Vĩnh Phúc. Theo khảo sát, doanh nghiệp hầu như chưa tiếp cận với các tổ chức trung gian để tham gia kết nối với doanh nghiệp FDI. Một vài doanh nghiệp là hội viên VASI, đã được tham gia các hội chợ, hội thảo liên kết với FDI và người mua toàn quốc tại Hà Nội, đã tiếp cận được với khách hàng tiềm năng, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về giá/chất lượng, lại không được hỗ trợ hiệu quả sau khi tham gia, nên hầu như chưa thành công trong tìm kiếm khách hàng mới.  

Sản xuất ô tô tại Việt Nam (ảnh: Hoàng Hà)
Sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (ảnh: Lê Anh Dũng)

Trong khi đó, xét về năng lực của DN DDI Vĩnh Phúc,  rào cản quan trọng nhất làm cho liên kết giữa doanh nghiệpDDI Vĩnh Phúc và FDI chưa phát triển được như mong đợi, là do bản thân năng lực của doanh nghiệp nội địa của tỉnh chưa đáp ứng việc liên kết.

Doanh nghiệp chưa chủ động trong tìm kiếm, tiếp cận với các khách hàng FDI tiềm năng, hầu hết phụ thuộc vào việc khách hàng FDI tự tìm đến. DN cũng ít có khả năng chủ động tìm kiếm thông tin, chính sách, chương trình hỗ trợ của địa phương, tham gia các sự kiện liên kết, kết nối. Hầu như không có doanh nghiệp nào có nhân sự chuyên trách tìm kiếm, phân tích thông tin thị trường, tìm kiếm khách hàng mới.

Các doanh nghiệp DDI lĩnh vực chế tạo trên địa bàn tỉnh cũng ít tham gia các tổ chức hội, hiệp hội, nhóm doanh nghiệp sinh hoạt chung. Phần lớn các doanh nghiệp có quen biết dựa trên mối quan hệ của lãnh đạo, việc phối hợp, trao đổi thông tin và kinh nghiệm vẫn còn ít được thực hiện. Doanh nghiệp có tốc độ đổi mới công nghệ và thành lập Quỹ phát triển KHCN trong các doanh nghiệp còn hạn chế. Thống kê cho thấy, tỷ lệ đổi mới công nghệ giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 16,9%, 70% số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có trình độ công nghệ trung bình...

Thực trạng trên có các nguyên nhân khách quan như đầu tư sản xuất công nghiệp chế tạo đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, quản lý cao, đây không phải là sở trường của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DN trên địa bàn Vĩnh Phúc nói riêng.

Vì vậy, các doanh nghiệp của tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tham gia chuỗi cung ứng khi phải thích nghi với môi trường sản xuất, kinh doanh tuân theo các quy định nghiêm ngặt, hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên, liên tục. Vì các lý do này, hầu hết chủ các Công ty đều là kỹ sư, hoặc đã từng làm việc trong lĩnh vực này, cho các Công ty FDI này. Một cách tự nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn ít quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này.

Văn Quý