Trường Đại học FPT cùng Công ty Cổ phần Bán dẫn FPT vừa công bố việc thành lập Khoa Vi mạch Bán dẫn. Định hướng của Khoa là đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu, thiết kế vi mạch. Dự kiến, Khoa Vi mạch Bán dẫn của Đại học FPT sẽ bắt đầu đào tạo lứa sinh viên đầu tiên vào năm 2024. 

Công nghiệp bán dẫn là ngành kinh tế có quy mô hàng tỷ USD. Thế nhưng ngành công nghiệp này lại đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về nhân lực trầm trọng.

Các chuyên gia dự đoán đến năm 2030, ngành công nghiệp bán dẫn sẽ cần thêm một triệu nhân sự trên quy mô toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, số lượng nhân sự cho ngành công nghiệp bán dẫn mới chỉ đáp ứng dưới 20% nhu cầu của thị trường. 

Trường Đại học FPT tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội). 

Theo Đại học FPT, việc mở Khoa Vi mạch Bán dẫn là nhu cầu cấp thiết và là một nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch trọng điểm về phát triển nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. 

Trong “cơn khát” nhân lực bán dẫn, Việt Nam có cơ hội trở thành nguồn cung ứng nhân lực chất lượng nếu biết nắm bắt nhu cầu của thị trường. Do vậy, việc mở thêm ngành đào tạo về vi mạch bán dẫn của Đại học FPT cũng nhằm mục đích chuẩn bị nguồn lực phục vụ cho thị trường quốc tế. 

Đại học FPT đang lên kế hoạch hợp tác với nhiều trường đại học tại Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) để thiết kế chương trình, giáo trình và chuẩn đào tạo. Đây là hai trong bốn thị trường dẫn đầu về chip và bán dẫn toàn cầu, bao gồm Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Song song với đó, Đại học FPT sẽ kết hợp với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp này để cung cấp nhiều loại bằng cấp, chứng chỉ từ ngắn hạn 6 tháng, 2 năm đến các chương trình đào tạo nâng cao, văn bằng hai, cao đẳng, đại học, sau đại học.

Trước đó, hồi tháng 7 vừa qua, Chính phủ đã giao cho các bộ ngành nhanh chóng xây dựng và triển khai Đề án phát triển nguồn n

CN bán dẫn.jpg
Nhân công làm việc trong nhà máy sản xuất chip bán dẫn của MediaTek.

Chia sẻ với VietNamNet, ông Daniel Lin, Phó Tổng giám đốc Kinh doanh tại các thị trường mới nổi MediaTek cho biết, Việt Nam có cơ hội trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu.

Vị chuyên gia này cho rằng, Việt Nam nên cân nhắc đầu tư vào khâu sản xuất trong ngành công nghiệp chip bán dẫn, bắt đầu với việc thiết kế vi mạch, xây dựng nhà máy, các phòng thử nghiệm, quy trình đóng gói... sau đó nâng dần cấp độ để tiến tới tham gia vào những khâu cao hơn. 

"Thế giới hiện đang trong 'cơn khát' nhân lực bán dẫn, do vậy Việt Nam cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực cho ngành này để thu hút các công ty trong ngành công nghiệp vi mạch mở trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại Việt Nam", ông Daniel Lin nhận định. 

Việt Nam hiện có khoảng 40 – 50 công ty thiết kế vi mạch với tổng số khoảng 5.000 kỹ sư thiết kế. Ước tính nhu cầu nhân sự của mảng này mỗi năm tăng 10 – 15%, đồng nghĩa cần khoảng 500 kỹ sư mới/năm, chủ yếu là kỹ sư thiết kế, kiểm thử.

Mặt khác, Việt Nam đang trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất bán dẫn. Một số điểm nhấn đáng chú ý như: Nhà máy Amkor Technology Việt Nam với tổng đầu tư 1,6 tỷ USD; Hana Micron Vina với tổng đầu tư 600 triệu USD (dự kiến 1 tỷ USD vào năm 2025); Intel Việt Nam hơn 1 tỷ USD; Samsung sẽ đầu tư thêm 3,3 tỷ USD sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam... Dự kiến đến năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD. Ước tính ngành công nghiệp bán dẫn Việt sẽ cần 10.000 kỹ sư mỗi năm.

Trong bối cảnh thế giới phẳng, hội nhập toàn cầu, cơ hội việc làm đối với nhân lực Việt không chỉ có ở trong nước mà còn hiện diện ở rất nhiều thị trường ngoại.

Mạnh Hưng