Cụ thể, theo ông Nguyễn Quang Vinh, đại diện Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel, trong lĩnh vực y tế, Viettel là đơn vị đầu tiên triển khai ứng dụng AI trong chẩn đoán nội soi qua hình ảnh. Giải pháp này giúp tự động xác định, khoanh vùng và đánh giá mức độ tổn thương của hệ tiêu hóa, vốn có nhiều căn bệnh phổ biến tại Việt Nam.
“Hệ thống giúp đẩy thời gian chẩn đoán nhanh gấp 5 lần so với phương pháp truyền thống, độ chính xác lên đến 90%”, ông Vinh cho biết thêm.
Giải pháp tiên phong tiếp theo của Viettel là ứng dụng AI trong việc quản lý rừng. Ông Vinh cho hay, ứng dụng có thể thống kê diện tích rừng, tình trạng rừng hoàn toàn tự động với độ chính xác 80%, phản ứng kịp thời nhanh gấp 5 lần so với cách làm truyền thông. Giải pháp giúp giải bài toán xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng, bản đồ quản lý rừng đang được triển khai.
Giải pháp cuối cùng mà Viettel giới thiệu tại AI4VN 2019 là chống tấn công từ chối dịch vụ (DdoS). Giải pháp chống tấn công từ chối dịch vụ của Viettel có thể giám sát 24/7, phát hiện 100% cuộc tấn công trong khi giúp doanh nghiệp tiết kiệm 90% chi phí.
Đại diện Viettel khẳng định, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, AI là nội dung chính và được đầu tư lớn. |
Bàn về việc làm cụ thể của doanh nghiệp với AI, ông Nguyễn Quang Vinh cho rằng, Viettel xác định bài toán của Viettel liên quan đến chuyển đổi số. Đây là nội dung cơ bản trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó AI là nội dung chính và được đầu tư lớn. Ông cũng cho biết, 39% các công ty đang tiến đến AI để chuyển đổi số.
Ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT cũng chia sẻ, ngay từ năm 2013, khi nhận thức được “mùa xuân” AI đang đến, công ty đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển các sản phẩm. Theo đó, các hướng phát triển AI của FPT bao gồm, các gói sản phẩm tích hợp để doanh nghiệp đưa vào ứng dụng ngay, tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư; ứng dụng để phát triển sản phẩm, giải pháp thiết thực để thấy lợi ích của AI trong cuộc sống; xây dựng nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, dồi dào.
Cũng theo ông Việt, hiện ở FPT đã phát triển AI ứng dụng vào một số mảng của đời sống như hệ thống giao thông thông minh được áp dụng tại TP.HCM, đem lại nhiều lợi ích cho người dân như giảm ách tắc, tiết kiệm thời gian di chuyển trên đường. Hay việc phát triển công nghệ xe tự hành ở mức độ 3 trên tổng số 5 cấp độ xe tự hành và sẽ được chính thức trải nghiệm vào tháng 10/2019.
Bên cạnh đó, FPT còn cung cấp nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI với các “giác quan” để máy hiểu và tương tác con người thông qua 4 thành phần gồm: thị giác máy tính, tổng hợp và nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và hệ tri thức số hóa. Trên cơ sở đó, FPT.AI đã được ứng dụng vào việc vận hành doanh nghiệp như dự đoán cảnh báo rời mạng, trợ lý ảo chăm sóc khách hàng hay dịch máy - dịch tài liệu về công nghệ có độ chính xác cao.
Theo ông Lê Hồng Việt, CTO FPT, hiện nền tảng FPT.AI đã phục vụ hơn 27.000 lập trình viên với hơn 5 triệu yêu cầu và hơn 500.000 người dùng cuối hàng thán |
“Hiện nền tảng FPT.AI đã phục vụ hơn 27.000 lập trình viên với hơn 5 triệu yêu cầu và hơn 500.000 người dùng cuối hàng tháng”, ông Việt nói.
Còn đối với lĩnh vực giáo dục, FPT đã đưa AI vào sản phẩm VioEdu, trợ lý học tập thông minh giúp cha mẹ và các em nắm được mình mạnh và yếu ở những môn học nào. “Tất cả các sản phẩm AI của FPT đều được mở miễn phí để cộng đồng, doanh nghiệp trải nghiệm. Chúng tôi chia sẻ dữ liệu mình có được với cộng đồng, với mục tiêu cùng xây dựng một cộng đồng AI mạnh cho Việt Nam”, ông Việt kết luận.