Vì đâu các NPH lại đưa ra thể loại game hút máu?

Chính là để thỏa mãn một số tâm lí xấu xí thuộc về bản năng của con người. Ví dụ: Tham lam, háo thắng, ghen ghét.

Game thủ là những người vô cùng tham lam. Biểu hiện chính của việc này là ngại cày mà muốn nổi danh. Tất nhiên, điều này chỉ phản ánh đa phần những người chơi game nửa mùa: tức là chơi nhiều hơn những người chỉ giải trí, và ít hơn những game thủ "trâu cày" thực sự, nhưng lại muốn được thảnh thơi và đứng top. Vì vậy, hàng loạt game đáp ứng nhu cầu tham lam này đã ra đời và được game thủ Việt gọi chung chung là "game rác". Đặc điểm nổi bật nhất để nhật biết loại game này chính là những người đứng top nạp tiền nhất định sẽ đứng trên gần hết các BXH khác và xưng hùng xưng bá trong game.

Đã là game thủ, ai lại không háo thắng. Một người chơi chia sẻ: "Đa số người chơi đều rất cay cú khi thua và muốn mình toàn thắng. Một khi kĩ năng kém hơn, chắc chắn sẽ dùng thêm tiền để bù đắp vào và tự an ủi bản thân rằng "người ta đắp nhiều tiền hơn tôi nên mới thắng". Tâm lí này là một trong số nhưng lí do chính để game thủ sa vào các game hút máu chóng sập nhằm thỏa mãn hư vinh chốc lát.

Ghen ghét cũng là một trong số những bản năng ẩn sâu trong tính cách của một người bình thường. Đối với một người chơi game bị lấn sâu vào thế giới ảo, phần bản năng này thường dễ dàng bị khơi dậy hơn, bởi những giá trị ảo mà game mang lại thường kiếm được dễ dàng hơn nhiều so với hiện thực. Cách mà những game hút máu thường dùng trong trường hợp muốn đánh vào tâm lí ghen ghét của game thủ là có thể dùng tiền để dễ dàng đạp lên người khác. Hôm nay tôi thua anh, nhưng chỉ cần tôi đổ tiền nhiều hơn, ngày mai tôi sẽ lại thắng.

Việc xuất hiện ngày càng nhiều các loại game rác này khiến tâm lí game thủ cũng bị ảnh hưởng, bóp méo. Thật sự nguy hiểm khi những người nắ quyền chỉ nhìn thấy ở các NPH hình ảnh của những kẻ vắt kiệt túi tiền game thủ, thay vì tạo một môi trường và cộng đồng lành mạnh. Trên thị trường Trung Quốc hiện nay, số lượng những game thu hút game thủ chỉ đơn thuần vì nó hay, và người chơi không nhất thiết phải nạp tiền để chơi, hay chỉ cần tìm hiểu, kĩ thuật tốt đã có thể tự mình làm chủ đã không còn nhiều. Những tựa game rác tràn lan từ webgame đã lan đến client, với tính chất ngàn game từ một khuôn đúc ra, thậm chí tạo hình cũng lười đột phá chưa nói đến gameplay, nội dung vốn tiêu tốn rất nhiều chất xám. Game thủ thay vì đoàn kết thành một cộng đồng bền vững, thì kéo bè kéo cánh, chia nhau xung đột, ghen ghét, thể hiện trong xã hội ảo những bộ mặt xấu xí đến cực điểm. Điều này chắc chắn là điềm không lành trong tương lai làng game, như một ung nhọt cần mạnh tay dọn dẹp tận gốc.

Game online, điểm đến cuối cùng của nó cũng chỉ là giá trị ảo để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Tuy nhiên, việc đó hoàn toàn không phải là duy trì và phát huy những nhu cầu tiêu cực như một điều hiển nhiên. Vẫn có rất nhiều người đến với game online bằng đam mê và tìm kiếm niềm vui thực sự, cũng như chân chính game thủ, tận hưởng xã hội trong game, phát huy được những giá trị tốt đẹp như tình bạn, tình đồng đội, sự bao dung. Bộ phận đó đang ngày càng thu hẹp lại do sự bành trướng của những tựa game ba xu nhan nhản thị trường.