Nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang dự hội nghị Thượng đỉnh ASEM tại Milan và thăm nước Ý, phóng viên Dân trí đã có cuộc gặp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ý để nhìn lại những bước phát triển trong quan hệ chiến lược Việt-Ý.
Tháng 9 năm 2013 tôi tham dự Tuần Lễ văn hoá Việt Nam tại Thành phố Turino - kinh đô cũ nước Ý, nhân 40 năm quan hệ Việt -Ý , tôi gặp tại đây Đại sứ Nguyễn Hoàng Long. Trên lễ đài cùng với các quan khách danh dự của nước Ý, anh chững chạc, nói tiếng Ý lưu loát, tạo cho buổi lễ rất trang trọng nhưng cũng rất sống động, " tây", ta khen ngợi.
Đầu năm 2014, khi tôi đang bàn với anh cần nhìn lại một năm Hữu nghị Việt Ý cũng là sau một năm anh đảm nhiệm chức vụ Đại sứ tại một nước lớn ở Tây Âu, gần như là ba trong một: Ý, Vatican và Malta.. thì bất ngờ vị đại sứ Viêt Nam đã lọt tầm nhìn của Tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới!
Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu
Danh hiệu Lãnh đạo trẻ toàn cầu (YGL) được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) bình chọn hàng năm. Mục đích của chương trình YGL là nhằm giúp những người được bình chọn biến những thành công cá nhân của họ thành những thành tựu có ý nghĩa toàn cầu. Danh sách 214 Lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2014, được WEF công bố vào ngày 11/3, được tuyển chọn từ hàng ngàn đề cử từ khắp thế giới và họ đều ở độ tuổi dưới 40, với thành tích “đáng nể”.
Trong danh sách Lãnh đạo trẻ toàn cầu 2014, Việt Nam vinh dự có hai đại diện, đó là đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Ý Nguyễn Hoàng Long và kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa. Theo WEF, đại sứ sinh năm 1976 Nguyễn Hoàng Long được coi là vị đại sứ trẻ tuổi nhất của Việt Nam từ trước đến nay.
Đại sứ trình Quốc thư lên Tổng thống Ý GiorgioNapolitano |
Như vậy, có thể nói Diễn đàn kinh tế thế giới họ đã đánh giá cao những gì mà Vị đai sứ trẻ nhất Việt Nam đã cống hiến cho quan hệ Việt Ý trong năm đầu tiên anh nhân chức vụ quan trọng này.
Năm Viêt Nam nâng tầm quan hệ chiến lược
Tôi đăt câu hỏi: Năm 2013 là năm bắt đầu của mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ý, Xin Đại sứ tóm tắt đôi nét về những thành tựu quan trọng mà Việt Nam và Ý đã đạt được? Anh cho biết một cách tổng quát:
Tôi muốn khẳng định ngay rằng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Ý đang trên đà tăng tốc ở tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hóa, du lịch và giáo dục. Trong hơn 120 sự kiện diễn ra trong năm 2013, chỉ xin nêu vài điểm lớn.
Về chính trị, tháng 1/2013, nhân dịp kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Ý. Trong chuyến thăm này, hai bên đã quyết định nâng khuôn khổ hợp tác thành quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Ý và quyết định thành lập Đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng ngoại giao, lập cơ chế đối thoại giữa hai Bộ Quốc phòng, lập cơ chế Ủy ban hỗn hợp Liên chính phủ...có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử, người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hội kiến với Giáo hoàng.
Trên các vấn đề đa phương và quốc tế, Ý ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kì 2014-2016, ủng hộ Việt Nam vào Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020-2021... và đặc biệt là đã công khai ủng hộ Việt Nam về vấn đề biển Đông.
Về kinh tế, năm 2013, Ý đưa Việt Nam vào danh sách 10 nước thị trường mới nổi được ưu tiên. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Ý đã kí hợp đồng thăm dò khai thác ba lô dầu và đang tiếp tục khám phá thêm hai lô dầu nữa ở biển Đông với tổng đầu tư dự kiến đạt 7 tỉ USD. Dự kiến tổng kim ngạch hai chiều năm 2013 sẽ đạt hơn 3 tỉ USD.
Điểm nhấn nổi bật nhất là sự kiện Việt Nam cùng Tổng thống Giorgio Napolitano và Thủ tướng Enrico Letta đồng chủ trì lễ kỉ niệm trang trọng 40 năm thành lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước tại phủ Tổng thống ngày 12/7 với sự tham dự của các quan chức cấp cao trong Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương ở Ý và đoàn ngoại giao tại Roma. Báo chí Ý đánh giá đây là buổi lễ trọng thị và qui mô nhất từ trước đến nay mà Ý đã dành cho Việt Nam. Tôi vô cùng xúc động khi được chứng kiến cảnh cả hội trường đứng trang nghiêm chào lá Quốc kỳ và lắng nghe bài Quốc ca Việt Nam.
Chỉ một năm hơn 120 sự kiện đươc tổ chức trên 20 tỉnh thành, vùng lãnh thổ nước Ý, sự kiện nối tiếp sự kiên…có Đoàn trong nước sang chỉ mấy người, nhưng có đoàn đến mấy chục người, rất đông như các đoàn thời trang, nhạc giao hưởng...Trong lúc đó sứ quán ở xa trung tâm và chỉ có hơn chục người.
Tháng 9 rồi tôi quay lai Rome, về đến sứ quán lúc 11 h đêm mà thấy cơm tối vẫn chờ anh, hỏi ra, thì anh đang trên đương từ Milan về ..anh đi chuẩn bị cho sự kiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự hội nghị ASEAM và thăm Ý . Tôi hẹn anh làm viêc, mà thấy lịch anh kín chật bởi nhiều hoạt động quan trọng hơn, nên đành hẹn chiều thứ bảy, anh phải bỏ trận bóng đá Ý mà anh rất thích.
Năm 2014: Thủ tướng Ý sang VN, Thủ tướng VN sang Ý
Nhìn lại năm 2014, anh nhấn mạnh: Năm 2014 ghi một mốc quan trọng trong quan hệ Việt Ý. Đó là chuyến thăm cấp cao lần đầu tiên Thủ tướng Ý tới VN sau khi ông nhậm chức 3 tháng và Việt Nam là nước Châu Á đầu tiên ông chọn.
Đại sứ chào Hai thủ tướng Việt Ý |
Năm 2014 cũng là năm mà chủ tich Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến Ý (3/2014) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ đến Ý. Trong quan hệ chiến lược với Ý chúng ta xây dựng kế hoạch hành động triển khai hợp tác chiến lược cả 5 nhóm, chính trị ngoại giao; kinh tế đầu tư; văn hoá giáo dục; công nghệ khoa học, quốc phòng an ninh và kết nối dân với dân.
Từng nhóm có biện pháp cụ thể thiết thực.Tháng 9/2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thăm Ý và ký kết Kế hoạch hành động triển khai Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Ý giai đoạn 2013-2014. Điều này thể hiện sự cam kết cao nhất của hai bên đối với nội dung cụ thể của Đối tác chiến lược.
Song song với hợp tác Việt Ý, Đại sứ Nguyễn Hoàng Long cũng sớm nhận ra Sức mạnh Việt nếu biết kết nối giữa đông và tây Âu, giữa lực lượng trước 1975 với sau 1975 , giữa thế hệ đến từ Việt Nam và thế hệ gốc Việt sinh ra và lớn lên trên đất châu Âu. Bởi vậy, một Diễn đàn Doanh nghiệp VN tại Châu Âu đã được tổ chức từ ngày 22-24/8 tại Ý. Có thể nói đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp VN trên đất châu Âu tổ chức hội ngộ trên phần đất Tây Âu, thu hút tới 400 đại biểu đến từ 15 nước.
Mất nhiều công sức nhưng đáp ứng nhu cầu công đông doanh nghiệp trong điều kiên hiện nay.
Ngay tại diễn đàn đã có những hợp đồng cụ thể, tạo ra lòng tin và tất cả đã thống nhất sang năm sẽ tổ chức tiếp tại Bulgarie.
Cơ hội mới cho sinh viên Việt Nam đến Ý
Biết Nguyễn Hoàng Long đã từng hoc tập ở Ý, tôi đề nghị anh cho biết thêm về khả năng hợp tác trong giáo dục đào tạo, anh cho biết, trước thì chỉ có khoảng 200 sinh viên, bây giờ đã tăng lên 400. Đây là sự đầu tư lâu dài, trước đây có khó khăn là học sinh ta sau Trung học có muốn sang học đại học ở Ý với các ngành nổi tiếng như cơ khí, kiến trúc , thời trang ...thì cũng khó vì phải học tiếng Ý, nhưng giờ đây ở Ý cũng có nhiều trường dạy bằng Tiếng Anh, nên rất thuận lợi. Thứ hai là, các trường Đại học Ý đại bộ phận là công lập nên chi phí thấp, nếu có chứng nhận thu nhập thấp được miễn học phí. Mặt khác ở Ý môi trường không kỳ thị, họ mến khách nên dễ hoà nhập.
Điều quan trọng nhất là ta phối hợp với bộ ngoại giao Ý mở văn phong xúc tiến giáo dục đại học ở Viêt Nam, họ tập hợp các thông tin, các trường đến hỏi là có thông tin, giúp xin visa, tạo khuôn khổ phấn đấu đưa lên 1000 sinh viên trong vài năm tới.
Về phía sứ quán, từng là một sinh viên ở Ý, tôi thông cảm với những khó khăn của các em. Nên sẽ thông qua con đường Hội sinh viên tổ chức cho các em giúp đỡ nhau trong cuôc sống học tập hàng ngày, cũng như sẽ tổ chức Đại hội liên hoan sinh viên toàn Ý hàng năm. Sự thành công của Đại hội liên hoan sinh viên toàn Ý vừa rồi thôi thúc chúng tôi dù khó mấy cũng tiếp tục..
Lợi thế của vị Đại sứ
17h đúng giờ đai sứ gặp mặt chia tay chúng tôi ngày mai lên đường, nhưng còn tới 5 thành viên đang ở Bảo tàng Rome cách xa Toà đại sứ hơn 30 km. Chiều thứ 7 cơ quan nghỉ, anh xuống gara lấy chiếc xe 7 chỗ tự tay lái ra Bảo tàng Rome đón mọi người về. Tôi hiểu anh không gọi người lái xe, vì người lái xe ngày mai phải thức dậy từ bốn giờ sáng để đưa chúng tôi ra sân bay kịp chuyến bay sớm.
Tất cả cơ quan Đại sứ quán hầu như lúc nào cũng đầy ắp sự kiện, từ vị Tham tán Công sứ Nguyễn Văn Lịch, vốn là giảng viên lâu năm ở Học viên ngoại giao, đến các bạn trẻ Phương Thảo, Thu Quỳnh , Xuân Hà, Thanh Huyền...người nào cũng kiêm nhiệm vài ba công việc. Đó cũng là lý do vì sao một sứ quán với hơn chục người mà làm được nhiều việc lớn.
Nhiệm kỳ của anh sau nhiệm kỳ của cha anh – Đại sứ Nguyễn Mạnh Dũng tại Ý (1993-1996 ) đúng 20 năm, là người được đào tạo tại Ý từ hệ đại học đến tiến sỹ. Anh có nhiều lợi thế, nhưng khi nói đến lợi thế thì anh cho rằng lợi thế trước hết đối với anh, đối với chúng ta là vì ở Ý ngay từ những năm 1960 phong trào lực lượng công nhân Ý ủng hộ Viêt Nam hết sức mạnh mẽ rộng khắp. Thế rồi chính thệ hệ những năm 1960,1970 ấy họ trưởng thành, trở thành chính trị gia, những nhà hoat động xã hội..họ ủng hộ Viêt Nam. Và thế hệ 7x các anh lại được thừa hưởng những thành tựu của Đất nước sau gần 30 đổi mới...
Nghe anh nói tôi nhớ lại trong Lễ Kỷ niêm quốc khánh 2/9 tại ROME,(2014) hai vợ chồng thượng nghị sỹ Esttore Massina đã trên 90 tuổi, ngực đeo huân chương hữu nghị Viêt Nam rất hân hoan kể với chúng tôi những ngày đấu tranh vì Việt Nam và những cảm xúc lắng đọng khi đến thăm Việt Nam.
Tôi hiểu anh còn một lợi thế nữa đó là khơi dậy được lòng tin, sự nhiệt tình của những người ở trong nước và cả bạn bè Ý cùng góp sức để tạo nên những thàng công rất đáng trân trọng, những Thanh Lam, Minh Hạnh, Lan Hương ..đến với Ý bằng cả tấm lòng tự nguyên đóng góp vì văn hoá Việt.
Nguyễn Lương Phán (Theo Dân Trí)