Sáng 15/7, giá vàng trong nước giảm khá nhanh. Cụ thể, tại DOJI, giá vàng được niêm yết ở mức 36,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,75 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 300 ngàn đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với đầu giờ sáng qua.
Tới cuối giờ sáng 15/7, giá vàng trong nước tiếp tục giảm quay đầu giảm khá nhanh theo giá thế giới. Cụ thể, tới 11h30 ngày 15/7, vàng SJC tại DOJI được niêm yết ở mức 36,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,65 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 100 ngàn đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng giao ngay trên thế giới giảm 7 USD xuống còn 1.327,6 USD/ounce, so với đỉnh cao trên 1.370 USD/ounce xác lập giữa tuần trước.
Tương tự, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 36,39 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,79 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 360 ngàn đồng chiều mua vào và giảm 430 ngàn đồng chiều bán ra so với đầu giờ sáng 14/7.
Mở cửa lúc 8h20 phút sáng 15/7, giá vàng trong nước giảm khá nhanh. Cụ thể, tại DOJI, giá vàng được niêm yết ở mức 36,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,75 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 300 ngàn đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với đầu giờ sáng qua. So với cuối giờ chiều 14/7, giá vàng SJC tại DOJI không đổi.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 36,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,85 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 300 ngàn đồng chiều mua vào và giảm 370 ngàn đồng chiều bán ra so với đầu giờ sáng qua. So với cuối giờ chiều 14/7, giá giảm 30 ngàn đồng chiều bán ra.
Trên thị trường châu Á, đầu giờ sáng 15/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay có dấu hiệu phục hồi sau một cú giảm khá mạnh, có lúc rớt hơn 20 USD xuống dưới ngưỡng 1.320 USD/ounce trên sàn giao dịch New York của Mỹ đêm qua.
Tính tới 6h sáng 15/7 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đã hồi phục và đứng ở mức 1.333 USD/ounce.
Trong phiên giao dịch đêm qua, giá vàng giao tháng 8 trên thị trường Mỹ giảm 11,7 USD xuống 1.332 USD/ounce.
Giá vàng trong nước giảm 150 ngàn đồng trong phiên giao dịch hôm qua 14/7 và vẫn tiếp tục xu hướng biến động khó lường, tăng cao giảm sâu theo những diễn biến trên thị trường tài chính thế giới.
Trên thị vàng trong nước, tính tới cuối giờ chiều 14/7, giá vàng đứng phổ biến ở mức 35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,8 triệu đồng/lượng (bán ra), so với đỉnh cao gần 40 triệu đồng/lượng ghi nhận vào giữa tuần đầu tháng 7.
Cụ thể, tính tới cuối phiên giao dịch 14/7, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 36,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,75 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,42 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,88 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC niêm yết giá vàng ở mức: 36,6 triệu đồng/lượng (mua) và 36,75 triệu đồng/lượng (bán).
Như vậy, trong phiên giao dịch 15/7 các DN đã giảm giá vàng SJC khoảng 130.000-150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, sau khi đã giảm 200.000-400.000 đồng/lượng trong phiên liền trước.
Theo Doji, áp lực giảm điểm đã có từ vài phiên gần đây xuất phát từ thế giới tuy nhiên diễn biến tăng giảm khá khó lường. Sắc xanh đỏ thể hiện sự tăng giảm của giá vàng liên tục đan xen nhau diễn ra liên tiếp trong thời gian gần đây đã khiến không ít NĐT khó định hình, cũng như nắm bắt được đúng cơ hội để tham gia thị trường. Nhu cầu nắm giữ vàng của NĐT ở thời điểm này giảm dần bởi sự quan ngại rủi ro và không đặt mục tiêu kiếm lời như những thời điểm tăng nóng trước đây. Cũng bởi vậy thị trường vàng trong nước dường như chuyển động chậm chạp hơn và tập chung chủ yếu là các giao dịch nhỏ lẻ với nhu cầu bán vàng ra.
Sau những phiên tăng/giảm khó lường trong thời gian qua khiến NĐT trở nên thận trọng hơn . Đối với những NĐT theo sát diễn biến đã nhận ra rằng không nên tham gia thị trường theo cảm tính, theo trào lưu. Quý kim vàng tăng nhanh, thì rất có thể có lao dốc nhanh. Ở thời điểm này nền kinh tế chính trị toàn cầu còn nhiều bất ổn, bởi vậy vàng vẫn là danh mục được quan tâm nhiều. Cũng bởi thế trong mọi trường hợp NĐT nên chọn phương án giao dịch an toàn cân đối để giảm thiểu những rủi ro không đáng có.
Trong phiên giao dịch hôm qua (14/7), tỷ lệ số lượng người bán vàng tại Doji chiếm 60% trên tổng số lượng giao dịch.
Trên thế giới, giá vàng giảm mạnh trong khoảng thời gian giao dịch trên sàn NYMEX New York của Mỹ do áp lực chốt lời tăng cao sau khi vàng lên đỉnh cao hơn 2 năm trước đó. Giá vàng rớt xuống mức thấp nhất trong tuần ngay khi mở phiên giao dịch trên NYMEX, nhưng sau đó đã tăng trở lại nhờ lực cầu bắt đáy.
Sự hồi phục mạnh mẽ của các thị trường chứng khoán (TTCK) trên thế giới trong các phiên trước đó và phát đi tín hiệu khá vững chắc trong phiên ngày thứ 5 (14/7) đã khiến giới đầu tư mạo hiểm hơn với các tài sản rủi ro như cổ phiếu, thay vì an toàn như vàng.
Tín hiệu các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ tiếp tục bơm tiền vào nền kinh tế tạm thời khiến giới đầu tư tin tưởng vào một đợt tăng của các TTCK, thay vì lo về tác động tiêu cực của cuộc chiến bơm tiền chưa có hồi dứt giữa các nước. Chỉ số chứng khoán tầm rộng S&P500 của Mỹ hôm 14/7 ghi nhận một kỷ lục cao mới.
Cũng trong ngày 14/7, Ngân hàng Trung ương Anh (The Bank of England) đã có cuộc họp thường kỳ về chính sách tiền tệ và đã quyết định giữ nguyên lãi suất qua đêm ở mức 0,25%. Đây là một quyết định khá bất ngờ. Trước đó, nhiều người kỳ vọng BOE sẽ cắt lãi suất lần đầu tiên kể từ 2009. Các TTCK trên thế giới phản ứng một chút tiêu cực sau thông báo của BOE.
Trước đó, nhiều nhà phân tích cho rằng, áp lực giảm giá sau khi lên đỉnh 2 năm của vàng chỉ là tạm thời. Giá sẽ tăng trở lại và đạt mức 1.400 USD vào nửa cuối năm nay do thị trường tài chính thế giới tiềm ẩn nhiều bất ổn. Bên cạnh đó, Brexit hay biến động khó lường của đồng NDT Trung Quốc có thể giúp vàng tăng giá.
H. Tú
Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC hàng ngày 2016
Giá vàng trong nửa đầu năm 2016 ghi nhận mức tăng lớn nhất trong hàng chục năm qua do Mỹ trì hoãn tăng lãi suất và thế giới gặp nhiều biến động, trong đó có sự kiện Brexit.