Giá vàng hôm nay 25/7 tiếp tục chịu áp lực giảm giá trong bối cảnh giá vàng thế giới trên thị trường châu Á chưa có tín hiệu quay đầu tăng trở lại sau 2 tuần giảm liên tiếp. Đồng USD mạnh lên và các thị trường chứng khoán vẫn ở đỉnh cao là yếu tố tiêu cực tác động tới vàng.

Chiều 25/7, giá vàng trong nước giảm sâu tương đương với đầu giờ sáng. Cụ thể, tới 16h10 ngày 25/7, vàng SJC tại DOJI được niêm yết ở mức 36,33 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,41 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 120 ngàn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 140 ngàn đồng/lượng chiều bán ra so với cuối tuần trước. Giá vàng giao ngay trên thế giới giảm mạnh 7,2 USD xuống còn 1.314,9 USD/ounce.

Tương tự, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 36,22 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,55 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 90 ngàn đồng/lượng chiều mua vào và giảm 120 ngàn đồng/lượng chiều bán ra.

Tới trưa 25/7, giá vàng trong nước vẫn còn giảm khá sâu theo diễn biến bất lợi trên thế giới. Cụ thể, tới 11h23 ngày 25/7, vàng SJC tại DOJI được niêm yết ở mức 36,38 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,46 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 70 ngàn đồng/lượng chiều bán ra và giảm 90 ngàn đồng chiều mua vào so với cuối tuần trước.

Tương tự, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 36,23 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,58 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 80 ngàn đồng chiều mua vào và giảm 90 ngàn đồng chiều bán ra so với cuối tuần trước.

Trước đó, mở cửa lúc 8h20 phút sáng 25/7, giá vàng trong nước giảm so với cuối tuần trước. Cụ thể, tại DOJI, giá vàng được niêm yết ở mức 36,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,4 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 150 ngàn đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với cuối tuần trước.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá SJC: 36,19 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,54 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 120 ngàn đồng/lượng chiều mua vào và giảm 130 ngàn đồng/lượng chiều bán ra so với cuối tuần trước.

Trên thị trường châu Á, đầu giờ sáng 25/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay tiếp tục giảm sau một phiên giảm rất mạnh cuối tuần trước.
{keywords}

Tính tới 5h30 sáng 25/7 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay giảm 1,8 USD (sau khi đã giảm 8,6 USD trong phiên cuối tuần trước) xuống sát 1.320 USD/ounce, so với mức đỉnh cao 1.376 USD/ounce ghi nhận trong tuần đầu tháng 7.

Giá vàng giao tháng 8 chốt phiên giao dịch cuối tuần trước trên thị trường Mỹ giảm mạnh xuống chỉ còn 1.323,4 USD/ounce do giới đầu tư chốt lời sau đợt tăng giá.

Vàng thế giới quy đổi hiện có giá gần 35,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí.

Trên thị vàng trong nước, tính tới cuối giờ chiều 24/7, giá vàng đứng phổ biến ở mức 36,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,6 triệu đồng/lượng (bán ra), so với đỉnh cao gần 40 triệu đồng/lượng ghi nhận vào giữa tuần đầu tháng 7.

{keywords}

Cụ thể, tính tới cuối phiên giao dịch 23-24/7, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng ở mức: 36,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,55 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,31 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,67 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC niêm yết giá vàng ở mức: 36,46 triệu đồng/lượng (mua) và 36,54 triệu đồng/lượng (bán).

Giá vàng trong nước nỗ lực tăng trở lại trong vài phiên giữa tuần trước nhưng bất thành. Giá thế giới biến động khó lường và sức cầu trong nước đã giảm đi rõ rệt, không còn sôi động như 2 tuần cuối tháng 6 và đầu tháng 7.

Trong tuần qua, theo thông tin từ các DN kinh doanh vàng, giao dịch trên thị trường vàng trong nước tiếp tục ảm đạm. Hầu hết các giao dịch mua bán đều của các NĐT nhỏ lẻ. Nhiều người mua vào với mục đích thăm dò hoặc cất trữ khi vàng đã giảm rất nhiều so với đỉnh 2 năm vừa xác lập trong vài tuần trước đó.

Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới trong tuần được nới rộng cũng là yếu tố khiến giao dịch thận trọng hơn. Chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá thế giới quy đổi hiện khoảng 700-900 ngàn đồng/lượng.

Trong tuần qua, thị trường vàng thế giới biến động lên xuống thất thường, phiên hồi phục mạnh, phiên giảm sâu, dao động trong khoảng 1.315-1.335 USD/ounce trong bối cảnh giới đầu tư đang nghe ngóng các diễn biến trên thị trường tiền tệ, lãi suất và chứng khoán thế giới.

Sự tăng điểm mạnh mẽ của nhiều TTCK, trong đó Mỹ và sức mạnh của đồng USD đã khiến vàng không thể ngóc đầu lên trở lại cho dù đã điều chỉnh giảm liên tiếp trong 3 tuần gần đây (giảm tổng cộng hơn 50 USD/ounce so với đỉnh cao 2 năm thiết lập hồi đầu tháng 7) và được dự báo vẫn sẽ tăng giá trong dài hạn nhờ vào cuộc đua in tiền chưa có điểm dừng ở hầu hết các nền kinh tế.

Ở chiều ngược lại, giới đầu tư vẫn thực sự lo ngại về những trục trặc và bất ổn tiềm tàng của thị trường tài chính thế giới. Quyết định của người Anh chọn rời Liên minh châu Âu (Brexit) là một biểu hiện. Giới đầu tư còn lo ngại giá vàng sẽ tăng mạnh nếu ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ và Mỹ có thể rơi vào một đợt suy thoái chu kỳ 10 năm vào 2017 tới sau gần 10 năm hồi phục chậm chạp.

Theo một khảo sát của Kitco, có 47% chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ tăng trong tuần này, 37% dự đoán giá vàng giảm và 16% còn lại giữ ý kiến trung lập. Tuần này, giá vàng sẽ chịu ảnh hưởng của một số thông tin đến từ Nhật. Các DN nước này sẽ bước vào mùa báo cáo kinh doanh. Các số liệu sẽ cho thấy nền kinh tế Nhật chuyển biến như thế nào và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) liệu có cần một gói kích thích kinh tế nào nữa không.

Trước đó, chủ tịch Ngân hàng Trung ương ECB Mario Draghi đã không đưa ra một kế hoạch đáng kể nào về việc kích thích kinh tế trong tương lai như là giới đầu tư đã kỳ vọng.

V. Minh

Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC trong nước, giá vàng thế giới

Giá vàng trong nửa đầu năm 2016 ghi nhận mức tăng lớn nhất trong hàng chục năm qua do Mỹ trì hoãn tăng lãi suất và thế giới gặp nhiều biến động, trong đó có sự kiện Brexit.