Xem nhanh:
  • • Giá xăng dầu trong nước hôm nay 30/9/2023
  • • Giá xăng dầu thế giới hôm nay 30/9/2023

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 30/9/2023

Giá bán lẻ các loại xăng dầu trong nước hôm nay 30/9 được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành ngày 21/9. Giá xăng dầu theo đó được điều chỉnh tăng khá mạnh.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng lên mức 24.190 đồng/lít. Giá xăng RON 95 là 25.740 đồng/lít. Giá dầu diesel không cao hơn 23.590 đồng/lít. Giá dầu hoả tăng lên 23.810 đồng/lít. Giá dầu mazut lên mức 17.840 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:

Mặt hàng Giá từ 21/9 (đơn vị: đồng/lít) So với kỳ trước
Xăng RON 95-III 25.740 + 870
Xăng E5 RON 92-II 24.190 + 720
Dầu diesel 23.590 + 540
Dầu hỏa 23.810 + 630

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 30/9/2023

Giá xăng dầu hôm nay 30/9 trên thị trường thế giới có xu hướng đi xuống.

Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 9h50' ngày 30/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 95,31 USD/thùng, giảm 0,07 USD, tương đương 0,07% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 90,79 USD/thùng, giảm 0,92 USD, tương đương 1% so với phiên liền trước.

Hôm 29/9, giá xăng dầu hạ nhiệt sau khi tăng lên mức cao nhất từ tháng 11/2022.

Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 9h07' ngày 29/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 95,17 USD/thùng, giảm 0,21 USD, tương đương 0,22% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 92,03 USD/thùng, tăng 0,32 USD, tương đương 0,35% so với phiên liền trước.

Đến 21h25' ngày 29/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent xuống mức 95,24 USD/thùng, giảm 0,14 USD, tương đương 0,15% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 90,87 USD/thùng, giảm 0,84 USD, tương đương 0,92% so với phiên liền trước.

Theo giới phân tích, giá dầu điều chỉnh giảm do các nhà giao dịch chốt lời sau khi tăng lên mức cao nhất 10 tháng.

Giá xăng dầu đi xuống (Ảnh: Vanguardngr)

Ngoài ra, việc giá dầu leo thang tiềm ẩn rủi ro lạm phát. Điều này có thể buộc các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục duy trì lãi suất cao để kiểm soát lạm phát. Nhiều lo ngại rằng lãi suất cao có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu. Tâm lý này góp phần thúc đẩy hành động chốt lời của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, giá dầu vẫn đang được hỗ trợ bởi yếu tố nguồn cung. Việc Nga và Saudi Arabia gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng tự nguyện 1,3 triệu thùng/ngày đến cuối năm và thông tin về việc dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến là những yếu tố gây lo ngại về nguồn cung, đẩy giá dầu tăng cao.

Các nhà phân tích đang chờ xem liệu nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia có tăng nguồn cung hay không.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (còn gọi là OPEC+) sẽ họp vào ngày 4/10 tới đây để xem xét các vấn đề về nguồn cung hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng nếu OPEC+ vẫn duy trì cắt giảm sản lượng thì có khả năng giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa.

Song những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu khi các nền kinh tế lớn tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao là yếu tố kìm hãm đà tăng của giá dầu.

Đà tăng của giá dầu cũng bị hạn chế do sự tăng cao của đồng USD. Đồng bạc xanh mạnh lên khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn với các nhà nhập khẩu nắm giữ đồng tiền khác, dẫn đến nhu cầu giảm.

Giới chuyên gia nhận định, giá dầu sẽ còn diễn biến phức tạp trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đa số chuyên gia cho rằng, giá dầu sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của năm. Dầu Brent có thể dao động quanh vùng giá 90-100 USD/thùng trong những tháng tới.