Giá xăng RON 95 giảm lần thứ 4 liên tiếp

Giá xăng RON 95 giảm lần thứ 4 liên tiếp

Giá xăng dầu trong nước hôm nay (7/12) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành theo hướng giảm, trong đó xăng RON95 tiếp tục giảm lần thứ tư liên tiếp.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 4/12/2023

Ở thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay 4/12 được áp dụng theo mức giá của phiên điều hành chiều 30/11. Theo đó, giá xăng dầu được điều hành theo hướng tăng, giảm trái chiều.

Cụ thể, giá xăng E5 tăng lên mức 21.790 đồng/lít. Giá xăng RON95 hạ về 22.990 đồng/lít.

Giá dầu diesel giảm còn 20.190 đồng/lít. Trong khi giá dầu hỏa tăng lên 21.110 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:

Mặt hàng Giá từ 30/11 (đơn vị: đồng/lít) So với kỳ trước
Xăng RON 95-III 22.990 -30
Xăng E5 RON 92-II 21.790 +100
Dầu diesel 20.190 -90
Dầu hỏa 21.110 +170

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 4/12/2023

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 4/12 có thể tiếp tục đi xuống theo đà giảm từ tuần trước. 

Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 9h23' ngày 4/12 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 78,36 USD/thùng, giảm 0,52 USD, tương đương 0,66% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 73,65 USD/thùng, giảm 0,42 USD, tương đương 0,57% so với phiên liền trước.

Giá xăng dầu quốc tế tuần qua tiếp tục giảm. Như vậy, giá xăng dầu thế giới đã trải qua 6 tuần giảm liên tiếp. Giá dầu Brent và giá WTI đều đã trượt xuống dưới mức 80 USD/thùng.

reuters-dau-1-1340-1264-1512-1328-1398-885-1482.jpg
Giá xăng dầu thế giới đi xuống (Ảnh: Reuters)

Một trong những nhân tố chính đẩy giá dầu lao dốc không phanh trong tuần qua tâm lý lo ngại về hoạt động sản xuất đình trệ đè nặng lên thị trường dầu. Cùng với đó, dự trữ dầu thô của Mỹ ở mức cao cũng là yếu tố gây áp lực giảm giá đối với thị trường “vàng đen".

Trong 5 phiên giao dịch của tuần qua, giá dầu tăng 2 phiên, giảm 3 phiên.

Cụ thể, ở phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm gần 1% khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước quyết định hạn chế nguồn cung vào năm 2024 của OPEC+.

Tuy nhiên, ở phiên giao dịch thứ 2 của tuần, giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 2%. Giá dầu đi lên trước khả năng OPEC+ sẽ gia hạn hoặc cắt giảm nguồn cung sâu hơn. Bên cạnh đó, sản lượng dầu của Kazakhstan giảm do bão và sự suy yếu của đồng USD cũng hỗ trợ giá dầu.

Đà tăng của giá dầu đã được kéo sang phiên giao dịch thứ ba của tuần với mức tăng gần 2%. Giá dầu tiếp tục tăng khi các nhà đầu tư kỳ vọng OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng sâu hơn trước các dấu hiệu cho thấy nguồn cung đang vượt quá nhu cầu.

Đến phiên giao dịch thứ 4 và thứ 5 của tuần, giá dầu quốc tế lao dốc sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+.

Tại cuộc họp ngày 30/11, các thành viên của OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện trong quý đầu tiên của năm 2024 tới gần 2,2 triệu thùng/ngày.

Sự thâm hụt nguồn cung thường sẽ hỗ trợ giá dầu tăng. Song cách từng thành viên của OPEC+ đưa ra tuyên bố riêng về việc cắt giảm tự nguyện của mình ở cuộc họp lần này thay vì tuyên bố chung của OPEC+ đã khiến giới đầu tư bối rối và hoài nghi. 

Ở 2 phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm tới hơn 2% mỗi phiên.

Đóng cửa tuần qua, giá dầu Brent được niêm yết ở mức 78,88 USD/thùng. Còn giá dầu WTI kết tuần qua ở mức 74,07 USD/thùng.

Tính chung cả tuần qua, giá dầu Brent giảm khoảng 2,1%, còn giá dầu WTI mất hơn 1,9%.