Ngày 22/5/2010, nhà phát triển Bitcoin Laszlo Hanyecz mua bữa ăn có thể xem là gây tiếc nuối nhất khi nó trị giá 10.000 Bitcoin cho hai chiếc bánh pizza từ Papa John’s. Nếu tính theo mức kỷ lục 1 BTC giá hơn 41.000 USD hôm 10/1, hai chiếc pizza năm xưa trị giá khoảng 410.000 triệu USD.

Có thể trong tương lai, giá trị Bitcoin có thể tắng đến hàng chục nghìn USD, lúc ấy, số tiền mua hai chiếc Bitcoin 10 năm trước có thể cao hơn gấp nhiều lần.

Tất nhiên, ngày nay không ai điên rồ ném hàng đống Bitcoin chỉ để mua pizza. Trong những năm sau "sự kiện" Hanyecz mua pizza, Bitcoin từ thử nghiệm trong lĩnh vực tài chính phi tập trung nay đã thành tài sản tăng giá trị một cách chóng mặt. Cụ thể, đồng tiền này đã tăng hơn 10.000.000% kể từ năm 2010 và 220% trong năm 2020.

Nhiều người đã liều mình đổ tiền vào Bitcoin. Các nhà đầu tư huyền thoại Paul Tudor-Jones, Stanley Druckenmiller và Bill Miller đều lạc quan về triển vọng của nó. Những công ty như Square và MicroStrategy cũng rót rất nhiều tiền mặt để đổi lấy đồng tiền này.

{keywords}
Còn ai giờ đây dùng Bitcoin để mua pizza? Ảnh: Shutterstock.

Ai còn xem Bitcoin như tiền tệ?

Dù cực kỳ rủi ro khi giá trị tăng xuống bấp bênh, Bitcoin đã được thừa nhận là đối thủ cạnh tranh với các loại tài sản khác như vàng. Nhưng điều kỳ lạ khác cũng xảy ra khi Bitcoin ngày nay đã đánh mất đi lý do ban đầu nó được sinh ra.

Đồng tiền này không được thiết kế để trở thành tài sản đầu cơ. Nó ra đời như một loại tiền tệ, phương tiện trao đổi mới mà mọi người có thể và sẽ sử dụng để giao dịch hàng ngày với nhau.

Khi Bitcoin lần đầu tiên được giới thiệu với thế giới vào năm 2008, người sáng tạo bí ẩn của nó tự xưng là Satoshi Nakamotomô tả đây là “đồng tiền điện tử cho phép thanh toán trực tuyến từ bên này sang bên khác mà không cần thông qua tổ chức tài chính”.

Satoshi gọi Bitcoin là “hệ thống thanh toán điện tử dựa trên mật mã thay vì sự tin tưởng, cho phép bất kỳ bên nào cũng có thể giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần bên thứ ba đáng tin cậy” như ngân hàng hoặc công ty tín dụng.

Năm 2018, Giám đốc điều hành Twitter, cũng là nhà sáng lập Square ông Jack Dorsey nhận định: “Thế giới cuối cùng chỉ còn một loại tiền tệ duy nhất. Cá nhân tôi tin rằng đó sẽ là Bitcoin".

{keywords}
Giá trị lên xuống bấp bênh khiến Bitcoin khó có thể được sử dụng như một đồng tiền thực thụ. Ảnh: Pinterest.

Song, Bitcoin chưa bao giờ thực sự hoạt động như một loại tiền tệ. Ngay từ đầu, chỉ có tỷ lệ nhỏ các giao dịch dành cho hàng hóa và dịch vụ thực tế, phần lớn lại bất hợp pháp như ma túy và cờ bạc trực tuyến. Hầu hết giao dịch Bitcoin chỉ đơn giản là việc người ta mua và bán nó.

Phân tích của công ty Blockchain Chainalysis phát hiện trong bốn tháng đầu năm 2019, chỉ 1,3% số giao dịch dùng Bitcoin để trao đổi hàng hóa.

Đáng chú ý, dù cơn cuồng đầu cơ đã bao trùm lấy Bitcoin, tổng số giao dịch chỉ tăng nhẹ trong 2 năm qua. So với tổng giao dịch của các ngân hàng điện tử lẫn thẻ tín dụng, số giao dịch Bitcoin là rất nhỏ. Trung bình một ngày có khoảng 325.000 giao dịch Bitcoin, bao gồm cả các lệnh "lướt sóng" của nhà đầu tư. Trong khi đó, có khoảng một tỷ giao dịch thẻ tín dụng mỗi ngày.

Giấc mộng không thành

Thất bại của Bitcoin trong việc trở thành tiền tệ liên quan đến cách nó hoạt động. Bitcoin xử lý giao dịch rất chậm. Visa xử lý khoảng 6.000 giao dịch mỗi giây và có khả năng thực hiện gấp nhiều lần số đó, trong khi Bitcoin chỉ có thể thông qua 7 giao dịch.

Các giao dịch Bitcoin mất nhiều thời gian để hoàn thành. Do đó, nó không được dùng tại cửa hàng tiện lợi ở địa phương hoặc thậm chí là mua bán trực tuyến.

Phí giao dịch Bitcoin tại các điểm khác nhau cũng cao đến mức kinh ngạc. Năm 2017, mất đến 55 USD cho mỗi giao dịch. Dù đã giảm mạnh kể từ đó, tháng 5/2020, bạn vẫn mất hơn 6 USD để mua thứ gì đó bằng Bitcoin. Đó không phải là vấn đề về đầu tư, nhưng sẽ là trở ngại lớn nếu mua một chiếc bánh pizza bằng đồng tiền này.

Chưa hết, vấn đề cơ bản khác ngăn Bitcoin trở thành tiền tệ do nguồn cung bị kiểm soát và hạn chế. Vì nguồn cung có hạn, khi nhu cầu về Bitcoin tăng lên, giá trị của đồng tiền cũng tăng theo. Do đó, nếu tin Bitcoin phổ biến trong tương lai, người ta sẽ tích trữ nó và bán đi khi được giá thay vì để mua một chiếc pizza.

Trên tất cả là sự biến động đầy bất thường. Với việc có thể giảm từ 10-20% giá trị trong một đêm, các doanh nghiệp lẫn cá nhân sẽ không chấp nhận dùng Bitcoin đổi lấy hàng hóa thực tế.

Dù sau sự xuất hiện của cái tên này, nhiều đồng tiền điện tử khác đã được cải tiến để khắc phục những nhược điểm nói trên, trớ trêu thay chúng lại không thể có được sự phổ biến như "đàn anh".

{keywords}
Người ta xem Bitcoin như một loại "vàng kỹ thuật số", thậm chí còn quý hơn cả vàng khi chỉ có tổng cộng 21 triệu Bitcoin có thể được khai thác. Ảnh: Shutterstock.

Nói cách khác, sự chuyển đổi của Bitcoin từ tiền tệ thành tài sản đầu cơ đã được tiên đoán ngay từ đầu. Dù nó có thể được thiết kế như hệ thống thanh toán hay phương tiện trao đổi, sức hấp dẫn thực sự của Bitcoin là điều các nhà kinh tế học gọi bằng “giá trị lưu trữ”, một dạng "vàng kỹ thuật số".

Giống như vàng, Bitcoin khiến mọi người nghĩ nó có giá trị: bạn mua vì nghĩ ai đó sẽ trả nhiều tiền hơn cho nó trong tương lai. Ngoài ra, giá trị của Bitcoin cũng không chịu ảnh hưởng bởi ngân hàng trung ương.

Thực tế, đồng tiền này đã không còn giá trị nội tại như cổ phiếu. Song, không có nghĩa Bitcoin hoàn toàn vô giá trị. Nó chỉ đơn giản đã hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc với mục đích ban đầu.

Giấc mộng “cách mạng hóa” ngành tài chính thế giới giờ đây đã trở thành cách làm giàu nhanh chóng, hoặc trắng tay sau một đêm. Ngoài ra, một lần nữa cũng như vàng, Bitcoin như cách để người ta lưu giữ tài sản của mình trước tình hình lạm phát diễn ra sau dịch bệnh.

Thực vậy, Bitcoin bắt đầu sứ mệnh của mình là loại tiền điện tử, và "kết thúc" như tài sản để tích trữ.

(Theo James Surowiecki/Medium/Zing)