Tình báo Pháp có 3 cơ quan quan trọng là Tổng cục An ninh ngoài nước (DGSE), Cục Giám sát lãnh thổ (DST) và Cục Tình báo quân sự (DRM). Tiền thân của DGSE là cơ quan Thu thập tin tình báo ngoài nước và phản gián (SDECE) thành lập tháng 11/1946. Năm 1982, SDECE chính thức được cải tổ thành DGSE.

Nhiệm vụ trọng tâm

Sau Chiến tranh Lạnh, trọng tâm nhiệm vụ của DGSE là tình báo công nghiệp, tình báo kinh tế, khoa học, công nghệ và tài chính.

{keywords}
Trụ sở của DGSE tại Paris. Ảnh: Electrospaces

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phải thừa nhận là điệp viên Pháp đã rất thành công trong hoạt động do thám các công ty Mỹ. DGSE đã cài điệp viên vào các công ty lớn như IBM, Air France và các chi nhánh thuộc Tập đoàn Corning và thu được nhiều bí mật thương mại của Mỹ.

Tổng cục An ninh ngoài nước của Pháp có 4 cục nghiệp vụ. Trong đó, Cục Chiến lược (Cục I) có nhiệm vụ điều hoà các tin tình báo thu được với các yêu cầu của “khách hàng”, duy trì quan hệ chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, soạn thảo các tài liệu mang tính học thuyết và định hướng chung cũng như quan điểm chính trị của Pháp.

Cục Tình báo (Cục II) có nhiệm vụ thu thập tin tình báo, chủ yếu bằng điệp báo (kể cả điệp báo hai mang), xử lí và phân tích tin tình báo rồi gửi đi các địa chỉ quy định. Cục Hành động (Cục III) làm nhiệm vụ tình báo hành động, phản gián và chống tình báo nước ngoài xâm nhập. Cục Kỹ thuật (Cục IV) là cơ quan tình báo điện tử và quản lí một số trạm do thám trên thế giới.

Do tình hình thế giới thay đổi, DGSE đã thông qua chương trình cải cách, hoạt động nghiệp vụ chuyển hướng từ tình báo theo địa bàn sang chuyên đề. Họ lập ra các bộ phận mới đặc trách chống phổ biến vũ khí, phản gián... thay cho cách thức các cục thực hiện nhiệm vụ qui mô toàn cầu và làm nhiệm vụ tình báo đối với các địa bàn rộng như châu Phi, Đông Âu, châu Á...

Tiến hành cải cách

Cơ quan chịu tác động nhiều nhất là Cục Hành động, có ba phân cục: Phân cục nhiệm vụ có trách nhiệm giám sát các vụ làm ăn giữa DGSE với các nguồn tuyển mộ trong cơ quan tình báo nước ngoài hoặc trong xã hội dân sự; Phân cục Y có nhiệm vụ thực hiện nghe trộm; Phân cục hoạt động chuyên thực hiện các hoạt động ngầm bằng các đơn vị huấn luyện lành nghề.

Phân cục hoạt động có ba đơn vị chính là Trung tâm chiến tranh đặc biệt, Trung tâm người nhái hải quân và Trung tâm huấn luyện. Tổng số nhân viên của Phân cục hoạt động là 500 người. Lãnh đạo DGSE đang có chủ trương tách Phân cục hành động khỏi DGSE và chuyển thành một bộ phận của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Pháp (SOC).

Lí do là DGSE ngày càng không muốn dính vào những hoạt động rủi ro cao ở ngoài nước. Khi sáp nhập vào SOC, các đơn vị hoạt động sẽ tiếp tục những nhiệm vụ không thường xuyên phục vụ DGSE, đồng thời đáp ứng yêu cầu của Bộ Tổng tham mưu và phối hợp với các lực lượng đặc biệt thông thường của Pháp thực hiện thu thập tình báo ở các vùng chiến sự.

Phân cục nhiệm vụ cũng có những thay đổi trong phương thức hoạt động. Một thời gian dài, nhân viên phân cục này làm việc tại các đại sứ quán Pháp trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn họ là các nhân viên “đại diện” – tức phụ trách liên lạc với các trường tình báo ở thủ đô các nước mà họ được phân công làm việc.

Với chức trách này, họ chỉ có thể xây dựng quan hệ ngoại giao với chính phủ nước chủ nhà và hạn chế khả năng hoạt động ngầm hoặc tuyển mộ gián điệp địa phương. Chính vì thế, họ bị hạn chế trong việc thu thập tin tình báo nhạy cảm. Giải pháp khắc phục do DGSE đưa ra là lập một cơ quan “đại diện” ở Paris để giải quyết mọi công việc ngoại giao, giải phóng các điệp viên đội lốt ngoại giao đi làm những công việc quan trọng hơn.

Mỗi năm, Phân cục nhiệm vụ tuyển rất nhiều nhân viên mới, đa số là các nhà ngôn ngữ, chuyên gia máy tính hoặc các nhà phân tích có kinh nghiệm và có kiến thức chuyên ngành về địa bàn hoặc các chủ đề nghiên cưú.

Tổng số nhân viên của DGSE là khoảng 5.000 người, trong đó quá nửa là dân sự. Hơn 1/2 trong số này là phụ nữ. Ngân sách hàng năm không ngừng tăng và được phân bổ như sau: 50% cho lĩnh vực tình báo ngoài nước, 25% cho tình báo quân đội, 25% cho tình báo kinh tế.

Nguyên Phong

Chiến dịch phân phối vắc-xin Covid-19 thần tốc của Mỹ

Chiến dịch phân phối vắc-xin Covid-19 thần tốc của Mỹ

Chiến dịch Warp Speed (Thần tốc) là sáng kiến của Chính phủ Mỹ nhằm sản xuất và phân phối nhanh nhất vắc-xin Covid-19 cho toàn bộ người dân nước này.

Lý giải nguyên nhân thất bại của an ninh Mỹ trong vụ 11/9

Lý giải nguyên nhân thất bại của an ninh Mỹ trong vụ 11/9

Nguyên nhân sâu xa của thất bại dẫn đến sự kiện 11/9/2001 là các cơ quan an ninh Mỹ không kịp tổ chức lại hoạt động của họ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.