Chia sẻ về tái cơ cấu công nghiệp, TS. Đỗ Đức Quân, TS. Trần Thanh Tùng, Học viện Chính trị khu vực 1 nhận định trong bối cảnh chuyển đổi số đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược, nhiều ngành nghể mới xuất hiện đã và đang làm đảo lộn các quan niệm về lĩnh vực sản xuất công nghiệp truyền thống, thay đổi cách thức, mô hình, công nghệ sản xuất. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp căn cơ, những chính sách phù hợp nhằm định hướng và cơ cấu lại các lĩnh vực sản xuất của ngành công nghiệp phù hợp với bối cảnh phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Trong bối cảnh hiện nay, để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển và tận dụng được thành tựu của của cách mạng cộng nghiệp 4.0, theo kịp được xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Song hành với quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tới, công nghiệp phải trở thành động lực chính để thúc đẩy quá trình đổi mới và sáng tạo.

Sản xuất ô tô tại nhà máy ở Đà Nẵng

Trong khuôn khổ bài viết này, theo chúng tôi, cần thực hiện nhanh và quyết liệt một số giải pháp để sắp xếp lại  cơ cấu lại ngành công nghiệp, vừa thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển nhằm thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại đất nước vào năm 2030, cụ thể:

Một là, phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế tái cấu trúc lại ngành công nghiệp phù với bối cảnh mới. Phải nhanh chóng điều chỉnh bổ sung và ban hành mới một số Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo ra khung khổ pháp lý cho đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành công nghiệp, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cam kết quốc tế nói chung, các yêu cầu về phát triển công nghiệp nói riêng, các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư trong một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp xanh; các dự án đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp để tập trung nguồn lực tạo đột phá về tăng trưởng. Đặc biệt, phải tích hợp được chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia với Chương trình chuyển đổi số của quốc gia, bởi hai chính sách và chương trình này không thể tách rời vì có mối tương quan rất khăng khít, do đó cần phải có cơ chế phối kết hợp để tăng thêm tính hiệu quả cho quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp.

Hai là, lựa chọn và ưu tiên phát triển một số lĩnh vực để tạo ra các tác động lan tỏa toàn ngành công nghiệp. Tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu đối với các sản phẩm nông lâm, thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành, qua đó tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tăng giá trị xuất khẩu; khuyến khích phát triển chế biến bằng công nghệ cao. phát triển sản phẩm cơ khí, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực như: ô tô, các sản phẩm máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế, linh kiện phụ tùng ô tô, đóng tàu biển.. Tập trung hơn nữa thúc đẩy phát triển lĩnh vực chế  biến chế tạo để tạo sức bật cho toàn bộ ngành công nghiệp, bởi đây là lĩnh vực được ví như xương sống của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế đất nước.

Cần thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nâng cao năng suất lao động (ảnh: Băng Dương)

Ba là, khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tăng giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp. Tăng tỉ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần các ngành gia công.Tăng cường áp dụng hệ thống tổ chức sản xuất tiên tiến và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm của các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, hóa chất, thực phẩm, điện tử... giấy nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, khai thác một cách có hiệu quả quá trình hội nhập và tự do hóa thương mại mạnh mẽ; phát triển thí điểm cụm liên kết ngành công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiên. Lựa chọn để đầu tư một số  mô hình thí điểm, hỗ trợ một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và triển khai nhân rộng thành công các mô hình này.

Bốn là, đẩy phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm cung cấp các giải pháp hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, lành mạnh hóa thị trường công nghệ;  đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao; Tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp công nghiệp, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực một cách thực chất theo đúng nhu cầu. Phát triển các doanh nghiệp khoa học - công nghệ trong công nghiệp, đặc biệt các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ.

Năm là, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong cả công nghệ sản xuất và cách thức tổ chức, vận  hành, quản trị doanh nghiệp. Bởi chuyển đổi số đã thực sự trở thành một yêu cầu tất yếu, nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp  muốn thành công, mở rộng quy mô và phát triển đều có thể ứng dụng công nghệ số để đáp ứng nhu cầu của chính mình. Thông qua công nghệ, doanh nghiệp có thể lấy được thông tin về dữ liệu máy móc, dữ liệu về quá trình sản xuất hay về năng suất lao động, về nguồn nguyên vật liệu. Từ đó, đưa ra những quyết định phải tiết kiệm hay tăng thêm chi phí; tinh giảm nhân sự hay tăng thêm lao động; tăng cường năng lực sản xuất của chính doanh nghiệp.

Sáu là, điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế trên từng vùng, từng địa phương theo hướng tập trung, không dàn đều theo địa giới hành chính, tthúc đẩy việc dịch chuyển các ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động, tác động xấu đến môi trường sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Thực hiện vấn đêg này nhằm bố trí lại bản đồ công nghiệp theo hướng liên lết các cực tăng trưởng giữa các vùng của quốc gia, tránh được sự giàn trãi, lãng phí nguồn lực không đáng có trong phát triển công nghiệp như thời gian vừa qua. 

Văn Quý (ghi)