Maine
Maine

- “Thiết bị đưa nước lên cao dùng sức nước” của hai nam sinh tỉnh Hòa Bình đã giành giải Nhất toàn cuộc cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật cho học sinh phổ thông (khu vực phía Bắc) năm 2015.

{keywords}

Mô hình, sản phẩm của Tuấn Hùng-Ngọc Vũ.

Từ câu chuyện của mẹ

Vượt qua 205 dự án dự thi, đề tài của hai nam sinh lớp 11 chuyên Lý Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) là Nguyễn Tuấn Hùng và Trần Ngọc Vũ đã xuất sắc giành giải Nhất toàn cuộc.

Play

BẤM ĐỂ XEM CLIP

Ý tưởng về sản phẩm này được hình thành từ câu chuyện của mẹ Ngọc Vũ - một người làm công tác xã hội. Đi nhiều nơi trong tỉnh, bà thấy việc lấy nước từ các con suối nhỏ, sườn đồi của người dân dùng cho canh tác và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

Đặc biệt là vào mùa khô, có những nơi người dân phải gùi nước từ suối dưới chân núi lên nhà trên sườn đồi đề phục vụ sinh hoạt, ruộng chỉ cấy lúa được một vụ do thiếu nước.

Các giải pháp đưa nước lên hiện tại như guồng nước, máy bơm điện, bơm dầu, hứng nước mưa chưa đạt hiệu quả, gây tốn kém chi phí, phát sinh bệnh tật, chưa áp dụng được cho từng hộ dân.

Lắng nghe câu chuyện của mẹ, Ngọc Vũ và Tuấn Hùng suy nghĩ có thể sử dụng chính năng lượng dòng chảy của các dòng suối nhỏ để thực hiện việc đưa nước lên cao phục vụ từng hộ dân.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sử dụng năng lượng dòng chảy của các dòng suối nhỏ với nguồn năng lượng này có công suất nhỏ để đưa nước lên độ cao trên 40m.

Đến máy đưa nước lên cao không cần dùng điện

{keywords}

Lên ý tưởng từ tháng 6/2014, tháng 8 tìm nguyên vật liệu để chế tạo và tháng 9/2014 đến tháng 1/2015 sản phẩm của hai nam sinh đã trải qua không ít thay đổi, cải tiến.

Ngọc Vũ cho biết: “Khi đưa sản phẩm chạy thử ở khu vực nước suối lớn đã gây vỡ ống khi áp suất nước thay đổi đột ngột. Nhóm đã nghĩ ra việc sử dụng bình trữ áp. Bình này có tác dụng như một van an toàn.

Không có bình trữ áp thiết bị vẫn hoạt động được nhưng khi thay đổi áp suất đột ngột có thể gây phá hỏng ống”.

Để chế tạo bình trữ áp với những mối hàn, tiện phức tạp hai nam sinh đã có sự hỗ trợ tích cực từ gia đình, thầy cô và người quen ở xưởng cơ khí.

Quá trình vận hành, máy bơm dễ bị bẩn nên nhóm đã nghĩ ra bộ phận lọc. Thiết bị cũng được thiết kế hạ thấp độ cao để đảm bảo tính chắc chắn. Các yếu tố như khi xảy ra lũ ống, lũ quét, suối chảy quá nhay cũng được hai nam sinh này tính toán để thiết bị có thể hoạt động hoặc sử dụng an toàn, hiệu quả.

{keywords}

Sản phẩm của hai nam sinh có thể hoạt động ở những nơi tốc độ có dòng chảy thấp. (Ảnh: NVCC)

Trải qua quá trình 8 tháng, đến gần cuối tháng 1/2015 chiếc máy bơm nước (mini) sử dụng sức nước, cho độ cao đưa nước lên trên 40m với các vật liệu được đơn giản có giá thành chỉ dưới 1,5 triệu đồng đã được hai nam sinh hoàn thành.

Đáng chú ý là sản phẩm không sử dụng điện hoặc máy phát điện một yếu tố quan trọng trong tiết kiệm chi phí cũng như thuận tiện lắp đặt ở vùng sâu vùng xa.

Tốc độ tối thiểu của dòng chảy ở suối để máy có thể hoạt động là 0,4m/s (khá nhỏ). Vậy nên máy có thể chạy liên tục bất kể ngày hay đêm với tuổi thọ dự kiến khoảng 2 năm.

Tuấn Hùng - Ngọc Vũ tự tin sản phẩm nếu được áp dụng có quy mô lớn vào những nơi có dòng suối lưu lượng và tốc độ chảy cao sẽ có thể phục vụ không những cho từng hộ dân mà có thể phục vụ nhu cầu cho cả cộng đồng, nhất là các hộ dân vùng cao mà không tốn chi phí, sức lực nào khác.

{keywords}

Tuấn Hùng-Ngọc Vũ chụp chung với thầy chủ nhiệm (ở giữa) và hai người bố của các em tại lễ trao giải chiều 10/3 (Ảnh: Văn Chung).

Tổng kết năm học chỉ đạt loại khá với điểm phẩy từ 7,6 đến 7,7 trong hai năm học THPT nhưng như Tuấn Hùng chia sẻ: “Kiến thức trên lớp quan trọng. Song thực tế làm sản phẩm giúp mình thu được kinh nghiệm mà sách vở không thể cho cung cấp”.

Thầy Phạm Đình Mẫn, giáo viên môn Lý - chủ nhiệm lớp 11 - cũng là người hướng dẫn hai nam sinh chia sẻ: “Cuộc thi đã giúp các học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề, nâng cao hoạt động trải nghiệm giúp trò trưởng thành lên nhiều. Đó là điều tuyệt vời nhất mà cuộc thi đã mang lại”.

Văn Chung (Clip do nhân vật cung cấp)