Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.
Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.
Theo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, đến nay, 22/22 xã ở huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đều đã đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương đang tập trung các nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, ứng dụng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng đô thị văn minh.
Tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, địa phương đã nỗ lực phát triển trên tất cả các lĩnh vực, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thị trấn các xóm, tổ dân phố cùng với sự chung sức chung lòng của toàn dân. Từ đó, Chương trình nông thôn mới ở huyện Giao Thủy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, với mục tiêu cốt lõi là giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Xác định tiêu chí cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn là yếu tố đòn bẩy tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế, những năm qua, địa phương đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại, gắn với quá trình đô thị hoá.
Hiện nay chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược chuyển đổi số quốc gia...
Tại địa bàn, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ của Đề án 06. Qua triển khai thực hiện đã phát huy hiệu quả trong việc kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư với 2 hệ thống cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin dân cư tại bộ phận một cửa huyện và 22 xã thị trấn, làm giàu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Từ đó cập nhật chuẩn hóa danh mục hồ sơ tài liệu, hồ sơ thủ tục hành chính. Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính về việc sử dụng các phương thức khai thác thông tin dân cư thay thế việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi giải quyết các thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó UBND huyện đã triển khai tập huấn kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã nhằm nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn. Phối hợp tập huấn triển khai sổ tay khám bệnh điện tử. Đến nay, tại một số địa phương trên địa bàn huyện đã ứng dụng chuyển đổi số trong việc trồng, sản xuất một số loại cây rau, cây ăn trái…tập trung vào các sản phẩm chủ lực của huyện: các sản phẩm thủy, hải sản, các sản phẩm OCOP.
Nhờ chương trình nông thôn mới mà môi trường sống nông thôn trở nên sinh động, đáng sống. Đặc biệt, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện Giao Thủy luôn được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
Cùng với việc phát triển nông nghiệp, chính quyền tiếp tục thực hiện các dự án du lịch nông thôn, du lịch sinh thái cộng đồng, phát triển sản phẩm OCOP để tạo thêm nhiều việc làm giúp người dân gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông thôn. Sau nhiều năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Giao Thủy có hơn 100 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP. Sản phẩm OCOP có mã vạch, mã truy xuất nguồn gốc và được đưa lên sàn giao dịch điện tử.