- Trao đổi bên hành lang QH sáng nay về tên gọi học phí sẽ được thay đổi như thế nào khi chuyển sang cơ chế giá, ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên UB Kinh tế, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, tên gọi không phải là vấn đề và không nên áp dụng một cách máy móc.
Tên gọi không phải là vấn đề
Báo cáo thẩm tra dự luật Giáo dục ĐH sáng nay, nhiều ý kiến không đồng tình với việc gọi "học phí" thành "giá dịch vụ giáo dục, đào tạo". Ông có ý kiến gì về việc này?
- Về giá dịch vụ, tôi cho rằng ở đây chúng ta phải hiểu nội hàm của nó và khái niệm. Giữa nội hàm học phí và giá dịch vụ là khác nhau.
Học phí thực hiện theo luật Phí, lệ phí do nhà nước ấn định. Còn nói giá dịch vụ tức là một yếu tố được xác định theo luật Giá.
ông Hoàng Văn Cường |
Tuy nhiên, ý của UB Văn hoá Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, không nên dùng từ giá dịch vụ giáo dục đào tạo chỉ cho học phí nói chung.
Cá nhân tôi thì thấy, về mặt tên gọi có thể gọi bằng cách nào đó năng động không nhất thiết dùng giá dịch vụ đào tạo.
Bản chất của học phí khi thông báo cho người học thực chất là giá dịch vụ đào tạo chứ không phải phí do nhà nước ấn định. Tức là cách gọi giá dịch vụ đào tạo là nhằm phân biệt giữa cơ chế giá và cơ chế phí.
Còn khi sử dụng từ ngữ để thông báo đóng tiền học thì các trường có quyền thông báo học phí của kỳ này là bằng này tiền. Nhưng học phí này là được xác định trên cơ chế giá chứ không phải là phí do nhà nước ấn định.
Theo phân tích của ông thì vẫn giữ tên gọi học phí dù là chuyển qua cơ chế giá?
- Tôi nghĩ tên gọi không phải là vấn đề, đấy là do quan niệm của chúng ta.
Chúng ta gọi tên gì đó thì phải đưa vào trong luật ấn định thành tên gọi thống nhất chung chứ không phải là vấn đề lớn.
Quan trong nhất là nội hàm bên trong của nó là gì. Nếu cần thiết thì đưa vào phần khái niệm chung đưa vào phần mở đầu của luật. Tên gọi là gì thì chúng ta bàn nhưng cũng không nhất thiết phải thay đổi một cái gì đấy khác biệt nhưng phải hiểu bản chất của nó.
Những gì được tính vào trong giá dịch vụ?
Chuyển qua cơ chế giá như vậy, liệu học phí tại các trường có tăng so với khi áp dụng cơ chế phí?
- Chuyện đấy là do chúng ta lựa chọn chương trình đào tạo. Nếu trường nào đào tạo chương trình tốt, người ta phải bỏ ra chi phí nhiều vào đó và mang lại nhiều dịch vụ tốt cho người học và người học cảm thấy chi phí người ta bỏ ra là chính đáng thì giá rất cao.
Ngược lại chương trình đào tạo mà không mang lại giá trị mới cho người học và chí phí đầu tư vào đấy ít thì có khi giá dịch vụ đấy ít hơn phí nhà nước ấn định.
Ở đây hoàn toàn do việc tính đúng, tính đủ, tính hợp lý những chi phí trong quá trình đào tạo để hình thành nên mức giá đó.
Theo cơ chế giá, học phí sẽ do các trường họ tính toán đưa ra. Điều này khiến cho dư luận lo ngại học phí sẽ bị thả nổi và đẩy lên cao, không ai giám sát?
- Dù mức giá các dịch vụ giáo dục, đào tạo do các trường tính toán và đưa ra nhưng những gì được tính vào trong giá dịch vụ đấy nhà nước phải quy định chứ không phải tính bất kể cái gì cũng được.
Ví dụ như trong chương trình đào tạo thì có chi phí tiền lương giáo viên, chi phí giảng đường, chi phí thiết bị giảng dạy học tập… những chi phí này được tính trong chi phí đào tạo để đưa ra mức giá cụ thể của dịch vụ đào tạo.
Nhưng nếu lấy tiền đi du lịch, nghỉ mát, tiền làm nhà của giáo viên để tính vào giá dịch vụ đào tạo thì không được.
Chính vì vậy cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm soát việc các trường tính giá dịch vụ này đúng hay không để chấp nhận công bố mức giá đó. Vai trò quản lý của nhà nước là chỗ đó.
Nhà nước ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn để các trường dựa vào đó tự thực hiện và nhà nước kiểm tra xem họ thực hiện có đúng quy định không.
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, học phí là khái niệm nghe quen tai, truyền thống. Còn giá dịch vụ giáo dục, đào tạo là theo luật Giá với mức chi phí được tính đúng, tính đủ. Cụ thể khi chuyển sang cơ chế tự chủ, có rất nhiều chương trình đào tạo phải tính đến chi phí dịch vụ theo luật Giá, tính đầy đủ làm sao đảm bảo chất lượng, phù hợp chi phí. Hay nói cách khác chi phí tương xứng chất lượng thì phải tính toán toàn bộ chi phí để hạch toán theo tự chủ, đó là giá dịch vụ đào tạo. Giá dịch vụ giáo dục đào tạo không phải việc đổi tên mà là thực hiện theo luật Giá, còn tên gọi chuyện khác. Về mặt nội hàm giá dịch vụ giáo dục đào tạo và tên gọi thông thường là học phí là 2 vấn đề không phải là một. Còn tên gọi làm sao cho thuận và phản ánh đúng bản chất và việc này đang bàn. |
Không gọi ‘học phí’ thành giá dịch vụ đào tạo
Cơ quan thẩm tra dự thảo luật không nhất trí việc thay thuật ngữ "học phí" bằng giá dịch vụ đào tạo.
Phó Thủ tướng: Sớm đổi tên trạm thu giá BOT
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu đặt tên gọi trạm BOT phải chuẩn xác, đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.
Bộ Giao thông vận tải sẽ đổi tên gọi 'trạm thu giá'
Bộ GTVT sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ làm việc với các nhà đầu tư, DN tìm tên gọi đảm bảo chuẩn mực của tiếng Việt và phù hợp bản chất nguồn thu.
Bộ trưởng GTVT: Đợi phiên chất vấn sẽ làm rõ tên ‘trạm thu giá’
Bộ trưởng GTVT cho biết, phiên chất vấn tới đây, ông sẽ đăng đàn làm rõ việc chuyển tên “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” BOT.
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên: Gọi 'trạm thu giá' vì là luật
Về cách gọi "thu giá", Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, luật đã quy định nó là “thu giá” thì ta gọi nó là “thu giá”.
Thu Hằng