Naver, gã khổng lồ công cụ tìm kiếm của Hàn Quốc, vừa cùng tập đoàn viễn thông SoftBank của Nhật Bản bắt tay hợp tác. Hai tập đoàn sẽ thành lập công ty đầu tư A Holding trong nỗ lực chinh phục thị trường Nhật Bản. A Holding trở thành chủ sở hữu của Z Holding.
Về phần mình, Z Holding nắm giữ các công ty LINE và Yahoo Japan, hướng tới đầu tư 4,7 tỷ USD vào thị trường công nghệ Nhật Bản trong 5 năm tới. Các mảng được ưu tiên đầu tư bao gồm trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử, giao vận, fintech và quảng cáo trực tuyến.
Đây có thể coi là lần thứ 3 "Google Hàn Quốc" tiến vào thị trường Nhật Bản sau 2 thất bại. Năm 2000, Naver Japan từng được thành lập nhưng sau đó ngừng hoạt động năm 2005. Đến năm 2007, Naver thử lại lần nữa nhưng vẫn phải đóng cửa vào năm 2013.
Naver, công cụ tìm kiếm của Hàn Quốc vừa cùng tập đoàn viễn thông SoftBank của Nhật Bản bắt tay hợp tác. Trong ảnh là người sáng lập Lee Hae-jin của Naver (bên trái) và nhà sáng lập Masayoshi Son (bên phải). |
Trong lần thứ 3 này, Naver khá tập trung vào mảng thương mại điện tử. Thị trường thương mại điện tử của Nhật Bản tăng trưởng khá hạn chế, dù đất nước này mang danh tiếng ngành công nghệ phát triển.
Z Holding sẽ mang mô hình sàn thương mại điện tử Smart Store của Naver đến Nhật Bản. Sàn thương mại điện tử này hỗ trợ liên kết chặt chẽ giữa gian hàng với khách hàng, có chức năng theo dõi đơn hàng vận chuyển, có hệ thống thanh toán riêng và tiếp nhận đánh giá.
Đặc biệt hơn, Z Holding cũng triển khai thương mại điện tử qua LINE Messenger, nền tảng nhắn tin gọi điện phổ thông nhất ở Nhật Bản. Người dùng LINE có thể gửi quà qua tin nhắn, cũng như mua hàng trực tuyến cùng bạn bè với giá ưu đãi.
Nhìn chung, Z Holding đặt mục tiêu 18,9 triệu USD doanh thu và 2,1 triệu USD lợi nhuận vào năm 2023. Công ty này tuyên bố: "Mục tiêu của chúng tôi là trở thành công ty công nghệ AI hàng đầu ở Nhật Bản và Châu Á".
Anh Hào (Theo Korea Times, Yonhap)
“Google Hàn Quốc” đóng cửa bảng xếp hạng tìm kiếm
Nhiều năm qua bảng xếp hạng tìm kiếm thời gian thực của Naver, “Google Hàn Quốc”, bị nghi vấn về việc cài thêm quảng cáo, hoặc được bổ sung câu chuyện định hướng dư luận.