- Đến bây giờ, nhạc sĩ Phú Quang vẫn không khỏi đau xót khi nhớ lại đêm đầu tiên “pháo đài bay” B52 tàn phá phố Khâm Thiên (Hà Nội) làm nhiều người bị chôn vùi, trong đó có bạn thân của ông.

45 năm trôi qua nhưng những ký ức của các nhân chứng sự kiện Hà Nội đối mặt với B52 trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 vẫn không thể nào quên.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh - nguyên trợ lý tên lửa Cục Tác chiến nhớ lại, khoảng gần 19h ngày 18/12/1972, khi những chiếc “pháo đài bay” B52 từ đảo Guam hướng về miền Bắc Việt Nam, ông đang cùng đồng đội trực chiến trong căn hầm sâu dưới Hoàng thành Thăng Long.

{keywords}
Xác chiếc máy bay B52 của Mỹ bị quân và dân Thủ đô bắn rơi ngày 22/12/1972. Ảnh: TTXVN

Nghĩ đến chiếc B52 nặng hơn 80 tấn trút bom xuống Hà Nội mà ông vã mồ hôi dù trời rét.

Ông Ninh báo cáo Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp rồi xin phép kéo còi báo động. Tiếng còi báo động phát đi, rú vang khắp Hà Nội, nhắc nhở người dân xuống hầm trú ẩn.

Tới khoảng 19h40, những tốp máy bay B52 bay vào trút bom xuống Hà Nội, mở đầu đợt ném bom với quy mô chưa từng thấy trong 12 ngày đêm.

Bom từ máy bay B52 trút xuống, cả thủ đô rung chuyển. Ở nội thành, có 2 khu vực bị trúng bom đó là phố Khâm Thiên và bệnh viện Bạch Mai.

Nhớ lại ngày đầu tiên máy bay Mỹ ném bom san phẳng nhà mình trên phố Khâm Thiên, nhạc sỹ Phú Quang luôn cảm thấy xót xa, đau đớn vì hàng chục người thân quen mãi mãi bị chôn vùi dưới đống đất đá.

“Khi ngớt tiếng bom, tôi đẩy nắp hầm chui lên mặt đất, thấy cảnh vật hoang tàn, hàng xóm đi thu dọn thi thể người chết. Có bà cụ trên 70 tuổi đứng bất động nhìn thi thể 26 người con cháu. Tôi không thấy bà rơi nước mắt, bà đứng như một pho tượng. Bà không khóc mà tôi khóc”, nhạc sĩ Phú Quang kể.

{keywords}
Nhạc sỹ Phú Quang

Sau đêm đầu máy bay Mỹ ném bom xuống Hà Nội, nhiều người thân, người quen của ông bị chết. Đặc biệt là người bạn thân bị chôn vùi dưới lớp đất, đá phải mất 13 ngày ông và chị gái mới tìm thấy.

“Một hôm lên chỗ nhà 49 Khâm Thiên, chị tôi bảo nghe bạn tôi gọi mà chị tôi không trả lời. Tôi trấn an, giờ là 9h sáng, chắc chị bị hoảng loạn. Sau này, tôi tìm thấy xác bạn tôi chính ở chỗ chị tôi bước lên. Cậu ấy nằm dưới đó cách 20 phân đất”, ông chia sẻ.

Linh hoạt khi đánh B52

Theo Trung tướng Phạm Tuân, khi chuẩn bị leo thang ném bom Hà Nội, phía Mỹ đánh giá không quân của Việt Nam rất cao, bởi họ biết hết những phương tiện máy bay, tên lửa, radar của ta.

“Lúc bấy giờ, Không quân luôn xác định nếu bắn hai quả tên lửa mà B52 không rơi thì sẵn sàng là quả tên lửa thứ 3. Sau này anh Vũ Xuân Thiều đã làm như thế”, ông Tuân chia sẻ.

Trong ký ức của Trung tướng Phạm Tuân, những ngày đó bầu trời Hà Nội về đêm lúc nào cũng lốm đốm như pháo hoa ngày Tết bởi pháo từ dưới đất bắn lên và tên lửa từ máy bay bắn xuống. Mỗi đêm với 30-50 lần B52 thì có khoảng 300 lần máy bay các loại hộ tống.

“Tôi bay trên trời cũng sợ, bay thấp là sợ chị em dân quân bắn. Nếu máy bay địch vào, Không quân của ta đuổi từ bên ngoài, tên lửa bắn lên, dưới thấp thì dân quân tự vệ, pháo cao xạ bắn. Tất cả trận địa đó thành thế trận chiến tranh nhân dân, phi công Mỹ không thể yên tâm được”, ông Tuân nói.

Bên trong hầm chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long

Bên trong hầm chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long

Hầm chỉ huy tác chiến có thể chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học.

Cánh én bạc MiG-21 và những phi công huyền thoại

Cánh én bạc MiG-21 và những phi công huyền thoại

Người Nga chế tạo nên máy bay tiêm kích MiG-21 nổi tiếng, nhưng chính phi công Việt Nam mới làm cho nó trở thành huyền thoại.

Fidel: Người truyền lửa cho phi công VN đánh chiến hạm Mỹ

Fidel: Người truyền lửa cho phi công VN đánh chiến hạm Mỹ

Ngày 19/4/1972, hai tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của Mỹ bị máy bay phản lực MiG-17 của không quân Việt Nam ném bom trúng.

Phi công anh hùng mơ trẻ lại 50 tuổi

Phi công anh hùng mơ trẻ lại 50 tuổi

Nhận danh hiệu anh hùng LLVTND, Đại tá Từ Đễ, phi công trong Phi đội Quyết Thắng nổi tiếng với trận đánh Tân Sơn Nhất 40 năm trước, chia sẻ: Tôi muốn cám ơn vợ đã chịu đựng bao nhiêu năm trời sống xa chồng con...

Phi công VN đưa máy bay Liên Xô MiG-21 thành huyền thoại

Phi công VN đưa máy bay Liên Xô MiG-21 thành huyền thoại

Các phi công của Không quân và Hải quân Mỹ - những người  luôn tự hào là có máy bay hiện đại và có giờ bay cũng như kỹ thuật bay cao nhất, cũng phải thừa nhận tính ưu việt của MiG-21 và tài nghệ của các phi công VN.

Hương Quỳnh