Để hạn chế tình trạng ô nhiễm từ nghề nuôi bò sữa, năm 2014, Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX nông nghiệp và Dịch vụ thương mại Hiệp Thư ở xã Phù Đổng triển khai thu mua phân bò để nuôi giun trùn quế. Nhờ áp dụng công nghệ mới nên khu nuôi trùn luôn sạch sẽ, chất lượng tốt.Không có mùi hôi thối, không chỉ giải quyết xử lý được vấn đề ô nhiễm môi trường, mô hình này còn  cung cấp thức ăn chăn nuôi, phục vụ khu sản xuất của HTX và bán ra thị trường,  góp phần giúp chăn nuôi của huyện phát triển bền vững.

Thành công từ mô hình nuôi giun quế của HTX Phát triển nông nghiệp và dịch vụ thương mại Hiệp Thư đã hạn chế lượng chất thải chăn nuôi ra môi trường. Ngoài ra sử dụng phân sạch trong trồng trọt, lấy giun làm thức ăn trong chăn nuôi là biện pháp hiệu quả tạo ra sản phẩm sạch cho cộng đồng.

anh bai ha noi chuna.jpg
Mô hình “Biến rác thành tiền” không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tạo thêm nguồn quỹ hỗ trợ, động viên hội viên phụ nữ, trẻ em nghèo 

Trong trồng trọt, Thành phố Hà Nội hiện có tổng diện tích khoảng 200 nghìn ha mỗi năm gieo cấy lúa, trong đó có khoảng trên 1 triệu tấn rơm rạ khô, Sau mỗi khi thu hoạch lúa nguồn rơm rạ rất dồi dào nhưng lại ít được tận dụng. Tại một số nơi người dân thường xuyên đốt  hoặc thả xuống dòng chảy gây ô nhiễm cảnh quan môi trường, hạn chế tầm nhìn, gây tai nạn giao thông. Đặc biệt việc đốt rơm rạ cũng tiêu diệt các sinh vật có ích trong cộng đồng, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Trong khi đó, rơm rạ có thể trở thành đầu vào cho trồng nấm, chăn nuôi gia súc…

Trước tình trạng đó, ngành nông nghiệp Thủ đô đã triển khai áp dụng các giải pháp xử lý rơm rạ, thay thế việc đốt nhằm bảo vệ môi trường, gia tăng giá trị kinh tế cho rơm. Nhiều mô hình nhỏ, cách làm  hay đã đước các địa phương tích cực triển khai.

 Đơn cử tại huyện Ba Vì, lãnh đạo xã đã phối hợp  với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tích cực tuyên truyền đến  bà con nông dân nghiêm cấm thực hiện không được đốt rơm rạ. Đặc biệt từ năm 2019, huyện thành lập HTX Nông nghiệp Thanh Triều tại xã Phú Cường thực hiện mô hình cuốn rơm rạ. Từ việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật hạn chế đốt rơm rạ

Ngoài ra còn có các mô hình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ, phân rác chế phẩm sinh học, thu rơm làm thức ăn cho gia súc, dùng rơm làm mái nhà giáo xứ hay thu rơm hỗ trợ nuôi cá…

 Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai cho biết, việc xử lý rơm ra sau thu hoạch bằng các chế phẩm sinh học sẽ tận dụng được rơm rạ để làm phân bón, không lãng phí, góp phần bảo vệ môi trường. Hơn nữa việc xử lý rơm rạ bằng men vi sinh, chất đất được tơi xốp, hiện tượng sâu bệnh của cây trồng giảm đi và năng suất thu hoạch cao hơn.

 Huyện Ba Vì cũng thực hiện phương pháp ủ rơm với urê. Phương pháp này không chỉ giúp người chăn nuôi khắc phục được tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi trọng vụ Đông Xuân mà mặt khác phương pháp này còn làm tăng hàm lượng protein thô, tăng tỷ lệ tiêu hóa, giúp  bò ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với cho ăn rơm không xử lý.

Theo ước tính của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m3 nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại nuôi chính. Một phần trong số đó được tái sử dụng làm khí sinh học ủ phân phục vụ cây trồng nuôi giun cho cá ăn. Còn lại khoảng gần 80% được thải ra môi trường gây lãng phí và ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy các mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi cùng các mô hình xử lý chất thải hiệu quả được chính quyền và người dân quan tâm, cũng chung tay thực hiện là quy luật, bước đi tất yếu để chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững.

 Cùng với các mô hình xử lý rác thải hiệu quả, ngành nông nghiệp Thủ đô cũng tích cực triển khai các chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ, sản xuất xanh, an toàn, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, áp dụng các biện pháp trồng trọt chăn nuôi thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao vì sức khỏe cộng đồng và vì sự phát triển bền vững.

Việt Hoàng và nhóm PV, BTV