- 5 ngày trôi qua, dù nước đã rút nhưng các cô giáo của trường Tiểu học Nam Phương Tiến A (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chỉ có thể di chuyển tới trường bằng thuyền hay những chiếc phao tự chế.

Trận mưa ngày 18-21/7 vừa qua làm toàn xã Nam Phương Tiến chìm trong biển nước. Nước dâng cao khiến nhiều ngôi nhà chỉ còn chỏng trơ nóc.

Sống ở vùng “rốn lũ” Hà Nội nên nhà nào cũng có thuyền, xuồng hay những chiếc phao tự chế để di chuyển trong những ngày lũ. Nhiều nhà nằm trong vùng trũng ngập sâu tới gần 2m. Cả vợ chồng, con cái phải di tản tới ở nhờ nhà họ hàng.

Đây không phải lần đầu tiên toàn xã ngập lụt như thế.

"Trận lụt năm 2008 mới được coi là kinh hoàng nhất. Đến năm 2017, đê vỡ làm chết không biết bao nhiêu lợn gà. Tính ra đến nay cũng chưa tròn 1 năm kể từ trận lụt tháng 10 năm ngoái. Không ai nghĩ rằng lại ngập liên tục như thế” - cô giáo Nguyễn Thị Xuân Loan, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Phương Tiến A kể lại.

Nhà cô Loan cách đó chừng 5 km. Sáng ngày 19/7, sau khi nghe “báo động” bởi bác bảo vệ trường, cô vẫn đinh ninh nước không thể tràn vào lớp học. Nhưng chỉ một ngày sau đó, nước đã dâng cao tới 10 phân so với mặt sàn lớp. Sân và bếp ăn của trường cũng ngập trắng nước.

{keywords}
Toàn cảnh Trường tiểu học và trường mầm non Nam Phương Tiến A ngập trong biển nước (Ảnh: Trần Thường)

Ngôi trường không phân biệt được đâu là sân trường, đâu là lối vào các phòng học. Mấy ngày mưa lũ này cũng làm các cô giáo thấp thỏm. Toàn xã bị cô lập hoàn toàn. Phải đến khi mưa ngớt, các cô mới có thể đi đến trường để dọn dẹp. Con đường từ đầu làng đến ngôi trường, vốn chỉ mất chừng 3 phút đi xe máy, nhưng các cô phải chật vật đi bằng công nông từ đầu xã đến Uỷ ban, rồi đi thuyền từ Uỷ ban đến trường học.

Nhiều người nói vui: “Đi trên đường làng chẳng khác nào đi giữa mùa nước nổi miền Tây”. Nước tràn vào phòng làm hỏng cả bàn ghế.

Tạm gác lại việc nhà, cô Loan cùng 23 thầy cô khác luôn trong tư thế sẵn sàng “trực chiến”.

Dường như đã quen với việc chạy lũ, nước rút đến đâu, giáo viên lại dọn dẹp đến đó.

Theo Phó chủ tịch xã, ông Nguyễn Chiến Thắng, mực nước hiện đang rút rất chậm.

Theo dự báo, trời sẽ tiếp tục mưa trong vài ngày tới. Cảnh ngập úng sẽ còn kéo dài. Trong khi đó, 1/8 tới đây sẽ là ngày tựu trường của học sinh toàn xã Nam Phương Tiến.

“Nhưng nước lũ ngập sâu thế này, dù trường có rút nước thì ngoài đường cũng chưa thể đi được. Kế hoạch có lẽ phải hoãn lại vài ngày, thậm chí vào tuần ” - cô Loan nhẩm tính.

Cô Loan cho biết thêm, cũng giống trận lụt này, năm ngoái phải tới gần 1 tháng nước trong các thôn mới rút hết.

Trong khi đó, chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là đến ngày tựu trường. Các thầy cô của trường Nam Phương Tiến A chỉ còn biết ngóng đợi vào… ông trời.

“Lũ chẳng từ cái gì cả. Năm ngoái học sinh cũng phải nghỉ học mất 11 ngày. Nhiều em ở thôn Nhân Lý vốn là vùng lụt nặng phải theo bố mẹ đi ở nhờ họ hàng cách nhà 4 cây số. Chờ nước rút, có khi mất một tháng việc học mới có thể ổn định trở lại”, cô Loan cho hay.

Sau suốt hai ngày dọn dẹp, những chiếc bàn được chồng lên nhau gọn gàng ở phía cuối lớp học. Nền nhà cũng đã được các giáo viên gột rửa sạch lớp bùn đất. Duy chỉ còn sân trường chưa thể dọn dẹp vì nước vẫn cao quá bụng. Muốn đi từ phòng họp đến lớp học, các cô phải sử dụng đến những chiếc thuyền tự chế.

{keywords}
Hà Nội: Thầy cô đến lớp học bằng thuyền tự chế

Không chỉ trường Tiểu học Nam Phương Tiến A, Trường Mầm non Nam Phương Tiến A cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Ngôi trường màu vàng đẹp đẽ, khang trang mới đi vào sử dụng, giờ cũng ngập quá nửa tầng 1. Nhiều phụ huynh và giáo viên lo lắng chưa biết đến bao giờ con em mình mới có thể đi đến trường.

“Chắc phải chục ngày nữa nước mới rút hết. Đó là nếu trời nắng trở lại. Còn tiếp tục mưa như dự báo thì không đoán trước được phải chờ đến bao lâu. Ngày tựu trường chắc sẽ phải dời lại để đảm bảo an toàn cho học sinh” - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Phương Tiến A cho biết.

Được biết, toàn xã Nam Phương Tiến có tổng số 831 hộ bị cô lập. Hơn 4.000 nhân khẩu, trong đó có 637 hộ bị ngập nặng. Học sinh trường Nam Phương Tiến A chủ yếu đến từ ba thôn Nam Hài, Hạnh Bồ, Nhân Lý. Đây cũng là những thôn phải chịu cảnh ngập sâu nhất trong toàn xã.

Những hình ảnh phóng viên VietNamNet ghi nhận ngày 26/7:

{keywords}
Nước tại sân trường dâng cao hơn 1,5m
{keywords}
Các cô giáo nỗ lực khắc phục hậu quả sau mưa lụt
{keywords}
 
{keywords}
Nhiều người giăng lưới bắt cá ngay giữa sân trường

Thúy Nga

Hợp nhất Hà Nội: Biệt thự nhà vườn 10 năm 'nằm trên giấy'

Hợp nhất Hà Nội: Biệt thự nhà vườn 10 năm 'nằm trên giấy'

10 năm về Thủ đô, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) đang là xã có nhiều dự án treo nhất Thủ đô, và nhiều nhất cả nước.

10 năm hợp nhất, Hà Nội kỷ luật hàng nghìn đảng viên

10 năm hợp nhất, Hà Nội kỷ luật hàng nghìn đảng viên

Sau 10 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, đã có 167 tổ chức đảng và 7.018 đảng viên bị thi hành kỷ luật.

Hợp nhất Hà Nội: 10 năm trước, nói 'dự án tiền tỷ' thấy ngại

Hợp nhất Hà Nội: 10 năm trước, nói 'dự án tiền tỷ' thấy ngại

Hạ tầng thay đổi, thu nhập người dân tăng, lãnh đạo xã Tiến Xuân (Thạch Thất, Hà Nội) thật thà: 10 năm trước, nói “dự án tiền tỷ” thấy ngại.