Ít nhất 41 website chính phủ nước này đã bị đột nhập trong đêm qua, tuy nhiên chưa có dữ liệu cá nhân hay tài chính nào bị đánh cắp, Ủy ban Multimedia và Truyền thông Malaysia cho biết.
Cụ thể, trong đợt tấn công, 51 website đã bị "nã đạn" và ít nhất 41 website đã tê liệt. Như vậy, Malaysia đã trở thành mục tiêu mới nhất của đại dịch "hack" toàn cầu.
Vụ tấn công xảy ra ngay trước nửa đêm, sau khi nhóm hacker Anonymous phát đi cảnh báo rằng nhóm này sẽ tấn công Cổng thông tin chính thức của chính phủ để "trừng phạt Malaysia vì đã giám sát người dùng truy cập WikiLeaks". Dòng tấn công có vẻ lắng xuống từ sau 4 giờ sáng, tuy nhiên hầu như không mấy ảnh hưởng đến người dùng bình thường, đại diện Ủy ban nói thêm.
Hiện tên các website bị tấn công chưa được công bố, song trong danh sách mục tiêu có bao gồm cổng thông tin online của Chính phủ Malaysia - như trong lời đe dọa của Anonymous, cộng thêm trang web của Cục Phòng cháy Chữa cháy và Phản ứng Khẩn cấp, Ủy ban Vận tải Mặt đất Công cộng. Hiện nhà chức trách vẫn đang tích cực đánh giá mức độ thiệt hại sau vụ tấn công và điều tra thủ phạm có đúng là Anonymous hay kẻ khác.
Anonymous là cái tên xuất hiện với tần suất dày đặc trên báo chí thời gian gần đây vì những chiến dịch hack có kèm theo tuyên ngôn và thông điệp chính trị. Họ thường "lobby" cho Quyền tự do Internet và chuyên hạ gục các website của doanh nghiệp hoặc tổ chức mà họ chống đối. Đơn cử như việc Anonymous đã tấn công website của MasterCard và PayPal sau khi các site này ngừng cung cấp dịch vụ tài chính cho WikiLeaks.
Trong thông điệp đe dọa Chính phủ Malaysia, Anonymous cũng cáo buộc việc Malaysia kiểm duyệt phim ảnh và các chương trình truyền hình, chặn các website chia sẻ file là hành động "phủ nhận quyền con người". Tuần trước, Ủy ban Truyền thông Malaysia đã cấm 10 website chia sẻ file và yêu cầu các ISP như Telekom Malaysia và Maxis chặn truy cập vào các trang này. Quy định đó đã khiến cho người dùng Malaysia bức xúc và nhiều người đã lên Twitter để bày tỏ sự phản đối.
Cũng trong đêm qua, website của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA đã bị tấn công và không thể truy cập được trong hơn 2 giờ đồng hồ. Việc những cơ quan cấp cao của Mỹ như CIA, Thượng viện cho đến các tổ chức lớn như Quỹ tiền tệ Quốc tế, Citigroup trở thành mục tiêu liên tiếp của các vụ tấn công hacker đã làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về cơ chế bảo mật mạng hiện nay. Nhiều chuyên gia cho biết Chính phủ các nước và các doanh nghiệp, tổ chức tỏ ra hoàn toàn bị động, để mặc cho hacker tung hoành và trong một số trường hợp, như vụ của Citigroup, hacker đã đột nhập hệ thống thành công thông qua việc theo dõi một người dùng hết sức bình thường.
Trọng Cầm (Theo Reuters)
Vụ tấn công xảy ra ngay trước nửa đêm, sau khi nhóm hacker Anonymous phát đi cảnh báo rằng nhóm này sẽ tấn công Cổng thông tin chính thức của chính phủ để "trừng phạt Malaysia vì đã giám sát người dùng truy cập WikiLeaks". Dòng tấn công có vẻ lắng xuống từ sau 4 giờ sáng, tuy nhiên hầu như không mấy ảnh hưởng đến người dùng bình thường, đại diện Ủy ban nói thêm.
Hiện tên các website bị tấn công chưa được công bố, song trong danh sách mục tiêu có bao gồm cổng thông tin online của Chính phủ Malaysia - như trong lời đe dọa của Anonymous, cộng thêm trang web của Cục Phòng cháy Chữa cháy và Phản ứng Khẩn cấp, Ủy ban Vận tải Mặt đất Công cộng. Hiện nhà chức trách vẫn đang tích cực đánh giá mức độ thiệt hại sau vụ tấn công và điều tra thủ phạm có đúng là Anonymous hay kẻ khác.
Anonymous là cái tên xuất hiện với tần suất dày đặc trên báo chí thời gian gần đây vì những chiến dịch hack có kèm theo tuyên ngôn và thông điệp chính trị. Họ thường "lobby" cho Quyền tự do Internet và chuyên hạ gục các website của doanh nghiệp hoặc tổ chức mà họ chống đối. Đơn cử như việc Anonymous đã tấn công website của MasterCard và PayPal sau khi các site này ngừng cung cấp dịch vụ tài chính cho WikiLeaks.
Trong thông điệp đe dọa Chính phủ Malaysia, Anonymous cũng cáo buộc việc Malaysia kiểm duyệt phim ảnh và các chương trình truyền hình, chặn các website chia sẻ file là hành động "phủ nhận quyền con người". Tuần trước, Ủy ban Truyền thông Malaysia đã cấm 10 website chia sẻ file và yêu cầu các ISP như Telekom Malaysia và Maxis chặn truy cập vào các trang này. Quy định đó đã khiến cho người dùng Malaysia bức xúc và nhiều người đã lên Twitter để bày tỏ sự phản đối.
Cũng trong đêm qua, website của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA đã bị tấn công và không thể truy cập được trong hơn 2 giờ đồng hồ. Việc những cơ quan cấp cao của Mỹ như CIA, Thượng viện cho đến các tổ chức lớn như Quỹ tiền tệ Quốc tế, Citigroup trở thành mục tiêu liên tiếp của các vụ tấn công hacker đã làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về cơ chế bảo mật mạng hiện nay. Nhiều chuyên gia cho biết Chính phủ các nước và các doanh nghiệp, tổ chức tỏ ra hoàn toàn bị động, để mặc cho hacker tung hoành và trong một số trường hợp, như vụ của Citigroup, hacker đã đột nhập hệ thống thành công thông qua việc theo dõi một người dùng hết sức bình thường.
Trọng Cầm (Theo Reuters)