Các cơ quan này đều trực thuộc Thủ tướng. Việc cấp ngân sách và hoạch định những nhiệm vụ chính do Hội đồng Thường trực các thứ trưởng phụ trách tình báo thực hiện.
Cơ quan Tình báo quốc phòng (DIS)
Chức năng chính của DIS là điều phối và lãnh đạo các hoạt động tình báo quân sự và tình báo hành động. Giám đốc DIS đồng thời là Phó tổng Tham mưu trưởng về tình báo.
Được thành lập năm 1964 trên cơ sở Phòng Tình báo thống nhất cùng lúc với việc cải cách Bộ Quốc phòng Anh, DIS chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tình báo các quân chủng Lục quân, Không quân và Hải quân.
Về cơ cấu, ngoài Phòng Tình báo các quân chủng, Cơ quan Tình báo quốc phòng Anh có 4 cục chuyên môn là: Cục Tổ chức và đảm bảo tình báo; Cục Tình báo Khoa học - kĩ thuật; Cục Các lực lượng vũ trang; và Cục Tình báo kinh tế.
Ngoài DIS, Bộ Quốc phòng Anh còn có Cục Đảm bảo an ninh quân đội Anh đóng tại Đức. Cục này có chức năng chống gián điệp và các hoạt động phá hoại nhằm vào các đơn vị quân đội Anh đóng tại Đức và là đầu mối trung gian giữa tình báo quân sự và phản gián (MI-5).
Trung tâm Thông tin chính phủ (GCHQ)
Thành lập năm 1919 trên cơ sở Phòng 40 (Phòng mật mã hải quân) và MI-8 (Phòng mật mã lục quân), GCHQ có chức năng thu thập, phân tích tin tình báo điện tử và đảm bảo an ninh thông tin cho Chính phủ Anh; Lập kế hoạch, kiểm tra và điều phối hoạt động tình báo điện tử của tất cả các cơ quan Bộ Quốc phòng Anh và các quân chủng.
Bộ chỉ huy Trung tâm Thông tin chính phủ (GCHQ). Ảnh: Wikipedia |
GCHQ từng nổi danh với chiến tích giải mật được thiết bị mật mã Enigma của nước Đức phát xít trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và sử dụng mật mã đó đánh lừa tình báo quân sự Đức trong một thời gian dài.
Trực thuộc Bộ Ngoại giao về danh nghĩa, trên thực tế GCHQ nằm dưới sự kiểm soát của Nội các. Trụ sở đóng tại Cheltenham, quận Glostershire, Trung tâm Thông tin chính phủ Anh quản lí một mạng lưới gồm khoảng 25 trạm thu tin điện tử phân bố khắp thế giới. Biên chế nhân sự của Trung tâm lên đến 10.000 người, ngân sách hàng năm khoảng 580 triệu bảng.
Theo những thoả thuận bí mật, GCHQ duy trì các quan hệ công tác chặt chẽ với Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), các đồng nghiệp Australia, New Zealand, Canada và NATO.
Trung tâm Thông tin chính phủ có 6 cục:
Cục Hành động và thu tin, quan trọng nhất, có chức năng lập kế hoạch tin tức và xử lí tin. Những phòng trọng yếu thuộc Cục Hành động và thu tin có: Phòng J, phụ trách theo dõi Đông Âu, SNG, biên chế gần 1.000 người; Phòng K, phụ trách theo dõi các khu vực khác; Phòng N, phụ trách giải mã; Phòng S, phụ trách các hành động chiến lược; Phòng T, phân tích tổng hợp; Phòng U, thu thập tin tức; Phòng V, phòng công nghệ; Phòng W, thông tin liên lạc; Phòng X, phòng tin học; và Phòng Z, phụ trách quan hệ và phối hợp hành động với các nước đồng minh.
Cục Tổ chức, có chức năng đảm bảo hành chính, huấn luyện, bổ nhiệm cán bộ của Trung tâm tại các đại sứ quán Anh ở nước ngoài.
Cục Cơ yếu, có nhiệm vụ bảo mật thông tin cho chính phủ, soạn thảo các văn bản kĩ thuật về bảo mật, đảm bảo phương tiện bảo mật và chỉ đạo công tác cơ yếu trong cả nước.
Cục Kế hoạch, soạn thảo chiến lược dài hạn của Trung tâm (như bố trí các đài thu trộm tin).
Cục Truyền tin viễn thông, phụ trách việc bố trí các trạm thu tin ở nước ngoài.
Cục Kỹ thuật, chủ yếu đảm bảo công việc dịch thuật các thông tin thu trộm được ra tiếng Anh.
Khác với nhiều nước, Nghị viện Anh không có quyền kiểm soát hoạt động an ninh – tình báo; chức năng này được thực hiện bởi Uỷ ban Tình báo thống nhất thường do một cựu giám đốc MI-5, MI-6 hoặc Trung tâm Thông tin đứng đầu. Chủ tịch Uỷ ban Tình báo thống nhất tham gia Nội các và Hội đồng Thường trực. Uỷ ban thành lập Cục Tình báo của riêng mình để giúp soạn thảo, cung cấp các báo cáo tình báo cho Chính phủ và chỉ đạo các cơ quan an ninh- tình báo.
Nhìn chung, hoạt động của các cơ quan đặc vụ Anh được đánh giá tương đối cao. Hàng năm, biên chế và kinh phí dành cho hoạt động này tăng khoảng 2-5%. Hiện họ có tổng biên chế khoảng 20.000 người, ngân sách năm đã vượt con số 1 tỉ bảng.
Nguyên Phong
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Tốn kém, phức tạp, gay cấn
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 có thể tiêu tốn gần 11 tỷ USD ở cấp liên bang, đây là một con số kỷ lục.
Cuộc tranh luận tổng thống từ xa đầu tiên ở Mỹ diễn ra khi nào?
Theo CNN, việc tranh luận từ xa giữa các ứng viên tổng thống vốn không phải là điều mới mẻ trong lịch sử nước Mỹ.