- Đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn đã được thông xe, nhưng ít ai biết đến những dấu ấn khó quên từ khi xây dựng đến ngày hoàn thành.
>> Người Nhật nói về chất lượng hầm Thủ Thiêm
>> Ngắm hầm Thủ Thiêm trước giờ thông xe
>> Nóng trong ngày: Thông xe hầm Thủ Thiêm
>> Dời thời gian làm lễ thông xe hầm Thủ Thiêm
Đại lộ Đông Tây đi qua địa bàn quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, trong đó hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn là hạng mục quan trọng nhất của dự án đến nay đã chính thức thông xe.
Những cột mốc
Để lắp đặt bốn đốt hầm Thủ Thiêm, nhà thầu đã phải nạo vét 450.000m3 bùn dưới đáy sông Sài Gòn đạt độ sâu âm 12- 13m.
Để dìm hầm đúng vị trí dưới đáy sông, nhà thầu áp dụng định luật Archimedes bằng cách bơm nước vào hầm để đưa hầm đang nổi trên sông từ từ hạ xuống đáy sông và sử dụng hệ thống GPS (định vị toàn cầu) để xác định chính xác vị trí lắp đặt đốt hầm.
Từ 4 bốt hầm nặng tổng cộng 100.000 tấn được đúc tại bể đúc Nhơn Trạch - Đồng Nai... |
Từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010, bốn đốt hầm dìm đã lần lượt được lai dắt từ bể đúc ở Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vượt đường sông về đến khu vực Thủ Thiêm trên quãng đường dài 22km, lắp đặt nối kết thành công an toàn tuyệt đối với hầm dẫn phía Thủ Thiêm, Q.2.
Công việc này đòi hỏi hơn
700 kỹ sư và công nhân ở 16 đơn vị, cơ quan ráo riết chuẩn bị cho công tác lai
dắt và lắp đặt hầm Thủ Thiêm dưới đáy sông Sài Gòn.
|
....sau đó được kéo ra khỏi bể đúc, neo đậu trên sông Lòng Tàu - Nhà Bè chuẩn bị quá trình lai dắt về vị trí ở Thủ Thiêm |
Tuy nhiên, tháng 5/2010, đơn vị tư vấn giám sát (Oriental Consultants) của công trình hầm dìm Thủ Thiêm phát hiện hàng loạt các vết thấm, ẩm nước ở đốt hầm số 1 và số 2. Ngay sau đó, thêm 109 vị trí ở đốt hầm số 3 cũng tiếp tục bị phát hiện bị thấm, ẩm nước và rò rỉ.
Tiếp nhận thông tin này, Ban quản lý dự án khẳng định mọi vết thấm, ấm nước đều nằm trong giới hạn cho phép và tiếp tục theo dõi, giám sát.
Đến ngày 4/8/2010 mẻ bê tông đầu tiên thi công đốt hợp long được đổ thành công nối kết đốt hầm số 4 với hầm dẫn phía Khánh Hội quận 1 và mẻ bể tông cuối cùng của đốt hợp long đã được thực hiện vào ngày 4/9/2010.
Hành trình kéo đốt hầm nặng 27.000 tấn trên quãng đường 22km suốt 6 tiếng đồng hồ... |
...và được dìm xuống sông Sài Gòn trong suốt 16 tiếng đồng hồ |
Trải qua nhiều lần khắc phục các sự cố, sáng ngày 21/10/2010 đã chính thức hợp long hầm Thủ Thiêm. Đường hầm Thủ Thiêm hoàn thành có chiều dài 1.490m, bề rộng 33m, bao gồm 6 làn xe, trong đó mỗi chiều lưu thông có 3 làn xe gồm 2 làn xe ô tô và 1 làn xe 2 bánh.
Sau công đoạn thi công đốt
hợp long cho đến khi hoàn thành, một khối lượng công việc vô cùng quan trọng và
phức tạp vẫn được tiếp tục triển khai như: gói thầu lắp đặt các thiết bị cơ điện
bên trong hầm, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều khiển và
giám sát, hệ thống thoát nước, các thiết bị an toàn, trung tâm vận hành hệ
thống, tập trung xử lý các vấn đề kỹ thuật bên trong và ngoài 4 đốt hầm, hoàn
tất thi công tuyến đường mới Thủ Thiêm.
Kết nối Đông- Tây
Từ ngày 15/8/2010, tuyến
đường mới Thủ Thiêm (quận 2) đoạn từ nút giao Cát Lái đến Liên tỉnh lộ 25B được
đưa vào sử dụng có tình trạng trồi nhựa tại khu vực nút giao Lương Định Của.
Đốt hầm đầu tiên đuợc kết nối với đường dẫn bờ Thủ Thiêm ở quận 2. Mỗi bên đường dẫn sẽ có nóc vào hầm tuơng tự như thế này |
Theo hướng dẫn của Hội đồng nghiệm thu nhà nước, các đơn vị tư vấn đã tiến hành các bước để xác định nguyên nhân và phương án khắc phục. Riêng đoạn từ Liên tỉnh lộ 25B đến hầm Thủ Thiêm đã cơ bản hoàn thành. Hệ thống chiếu sáng tuyến đường đã được lắp đặt xong.
Ở khu vực Khánh Hội, công
việc nạo vét khu vực kênh Bến Nghé - sông Sài Gòn đã hoàn tất. Phía quận 1 đã
hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc phục hồi cầu Mống, tượng đài An Dương
Vương… Ngày 14/10, Sở GTVT TP.HCM đã công bố thời gian chính xác dự kiến thông
xe qua hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn.
Hầm dìm duới đáy sông trong ngày hợp long |
Trải qua nhiều lần khắc phục các sự cố, sáng ngày 21/10/2010 đã chính thức hợp long hầm Thủ Thiêm.
14h ngày 20/11, đã diễn ra buổi lễ thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây.
Khoảng 15h ngày 20/11, Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang và các lãnh đạo cao cấp đã chính thức cắt băng khánh thành lễ
thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây.
Ngày 20/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các lãnh đạo cao cấp đã chính thức cắt băng khánh thành lễ thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây. |
Trước đó, từ đầu năm 2010, Trung tâm Quản lý vận hành đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn đã gửi một số kỹ sư sang Nhật Bản tập huấn. Một số khác cũng được tập huấn thông qua việc theo dõi công tác vận hành hầm đường bộ Hải Vân nhằm học hỏi, rút kinh nghiệm chuẩn bị cho việc vận hành hầm vượt sông dài nhất Đông Nam Á ở Việt Nam.
2 loại xe này chỉ được phép lưu thông từ 6h đến 21h. Thời điểm trên do xe tải bị cấm lưu thông theo Quy định về hạn chế và cấp phép cho xe ô tô vận tải lưu thông trong khu vực nội đô nên giảm thiểu nguy cơ ùn tắc, tai nạn giao thông và xảy ra tai nạn với người điều khiển phương tiện qua hầm.
Việc quy định tốc độ lưu
thông qua hầm Thủ Thiêm đối với xe ô tô cũng được dư luận đặc biệt quan tâm khi
cơ quan chức năng quy định tốc độ tối đa cho phép là 60km/giờ và tốc độ tối
thiểu 30km/giờ.
Từ ngày 20/11, người dân TP.HCM sẽ chính thức được thụ hưởng một công trình giao thông hiện đại nhất trên cả nước. |
Nếu nhanh hơn hoặc chậm hơn tốc độ quy định này, camera trong hầm sẽ gửi hình ảnh về Trung tâm quản lý hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn để kết hợp với Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt xử phạt.
Phương án phân làn qua hầm Thủ Thiêm cũng cấm các đối tượng không được phép lưu thông như: người đi bộ, phương tiện giao thông thô sơ, xe 3,4 bánh tự chế, xe bánh xích, xe vận chuyển súc vật không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, xe vận chuyển hàng độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm.
Các hành vi bấm còi, bật đèn ưu tiên (trừ những xe ưu tiên theo quy định), bật đèn chế độ chiếu xa và các loại đèn có ánh sáng mạnh khác, dừng đỗ xe trong hầm đều bị nghiêm cấm.
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: “Để có kinh phí thực hiện dự án trong điều kiện khó khăn về tài chính, Chính phủ Nhật Bản đã đã đồng ý ký kết 5 hiệp định cho vay vốn với chính phủ Việt Nam. Dự án Đại lộ Đông Tây với tổng vốn đầu tư ban đầu gần 9.864 tỷ đồng, trong đó có 6.394 tỷ đồng vay ODA của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), số còn lại 3.470 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Tổng vốn đầu tư thực hiện công trình tăng lên đến 16.000 tỷ đồng, tương đương 762 triệu USD”. |
Quốc Quang