Siêu thị 0 đồng đầu tiên cho người có hoàn cảnh khó khăn mở cửa tại số 117 Trần Duy Hưng (Cầu Giấy) từ hôm qua.

Đây là một trong số chuỗi siêu thị đã mở tại 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Huế, Phú Yên do một đơn vị có địa chỉ ở phố Trần Duy Hưng tổ chức. Siêu thị hoạt động cho đến khi hết dịch Covid-19.

Đến đây, người dân xếp hàng lần lượt theo các ô được vẽ sẵn, cách nhau 2m, mang theo chứng minh thư và được hướng dẫn điền những thông tin cơ bản vào tờ khai.

Người mua được chọn các mặt hàng nhu yếu phẩm như gạo, mì tôm, áo quần, dầu ăn, nước mắm, mì chính, thuốc, sách... với tổng giá trị không quá 100.000 đồng và được thanh toán với giá 0 đồng.

{keywords}
 

Đại diện ban tổ chức chia sẻ, ngày đầu tiên, tại Hà Nội có hơn 100 người tới nhận hàng, còn trên toàn hệ thống đã có hơn 1.000 người.

Để đảm bảo khách quan, công bằng, đơn vị tổ chức ghi số chứng minh thư, địa chỉ… nhằm bảo đảm không có tình trạng lấy hàng nhiều lần/ngày. Ngoài ra, việc ghi thông tin giúp sàng lọc được các trường hợp đặc biệt khó khăn để giúp đỡ.

Siêu thị mở cửa từ 8h đến 17h hàng ngày với câu nói quen thuộc: "Nếu bạn khó khăn hãy lấy những gì mình cần. Nếu bạn đủ đầy, xin nhường người khó khăn".

Hôm nay, nhiều người đến mua hàng từ sớm, xếp thành hàng dài. Trời nắng, lượng người đổ về đông khiến đơn vị tổ chức khá vất vả trong việc giữ trật tự và đảm bảo giữ đúng khoảng cách 2m.

Chị Vũ Thị Hiên (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm) chia sẻ, chị ở xa nên tranh thủ đi sớm nhưng khi đến thì đã có rất đông người đứng xếp hàng chờ tới lượt. Do chị có con trai bị khuyết tật nên được ưu tiên vào đăng kí mua hàng trước. Cầm gói hàng trên tay, chị liên tục cảm ơn vì đã cứu trợ cho 2 mẹ con trong đợt dịch này.

"Chồng tôi vắng nhà, còn mẹ con tôi không có việc làm, không có tiền trong những ngày dịch bệnh. Hôm nay đến đây, tôi được mua gạo, trứng, nước mắm, bột canh, dầu ăn với giá 0 đồng. 2 mẹ con tôi có thể ăn trong 1 tuần, tôi rất cảm ơn chương trình", chị Hiên xúc động nói.

{keywords}
Mỗi người được mua tối đa 2 lần/tuần, siêu thị mở cửa từ 8h đến 17h, thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
{keywords}
Để đảm bảo đúng quy định giãn cách xã hội, đơn vị đã chuẩn bị, sắp xếp khoảng sân rộng cùng vỉa hè bên đường để người dân xếp hàng
{keywords}
 
{keywords}
Để bảo đảm an toàn cho người dân đến mua hàng, đơn vị tổ chức đã kẻ vạch cách 2m, phát nước sát khuẩn…
{keywords}
Tấm bảng được để bên ngoài siêu thị: "Nếu bạn khó khăn, hãy lấy những gì mình cần. Nếu bạn đủ đầy, xin nhường cho người khó khăn"
{keywords}
Người đến sẽ ghi lại thông tin cơ bản vào một tờ phiếu, sau đó chờ đợi đến lượt vào mua
{keywords}
Mỗi người sẽ được lựa chọn sản phẩm khác nhau như: gạo, đường, lạc, nước mắm, muối, dầu ăn, thuốc men... với tổng giá trị cho mỗi lần “mua sắm” là 100.000 đồng
{keywords}
Mỗi mặt hàng đề giá tượng trưng dao động từ 15.000 – 40.000 đồng, để tính toán làm sao mỗi người có thể mua được đồ dùng cần thiết 
{keywords}
Ngoài những nhu yếu phẩm là đồ ăn thì quần áo, tất, khẩu trang cũng được Ban tổ chức chuẩn bị cho người có hoàn cảnh khó khăn tới lấy 
{keywords}
 
{keywords}
Chị Vũ Thị Hiên cùng con trai xếp hàng từ sớm
{keywords}
Bà Hòa ở Khương Thượng (Đống Đa) có mặt từ 8h sáng, sau gần 2 tiếng xếp hàng đăng kí và chờ, cuối cùng bà cũng mua được đồ. Bà chia sẻ, dù chờ khá lâu nhưng cảm nhận tấm lòng cùng sự giúp đỡ của mọi người nên không ai than phiền
{keywords}
Dù phải chờ đợi lâu nhưng sau khi lấy hàng, mọi người vui vẻ khi ra về
{keywords}
Đôi lúc do chờ đợi lâu, xảy ra tình trạng chen lấn khiến Ban tổ chức phải vất vả giải thích để mọi người giữ bình tĩnh và nhường nhịn
{keywords}
 
{keywords}
 

Thành Nam

Gạo tuôn chảy từ cây ATM yêu thương ở Hà Nội

Gạo tuôn chảy từ cây ATM yêu thương ở Hà Nội

Người dân chỉ cần đạp chân vào cảm biến là gạo tự động tuôn chảy ở máy "ATM gạo" miễn phí đặt tại Nhà văn hoá phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy).