Thông tin tại Tọa đàm Nâng cao vai trò của các địa phương trong hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA tổ chức chiều 2/12, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) chia sẻ, sau khi nước ta kí các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA hay là FTA với Vương quốc Anh (UKVFTA), Chính phủ đã ban hành kế hoạch thực thi. Căn cứ trên kế hoạch thực thi của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng xây dựng kế hoạch thực thi của mình.

Ngày 10/6, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND về thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Một phân xưởng của Công ty may mặc Hà Nội 1

Theo kế hoạch, Thành phố sẽ tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ về vốn, đào tạo, tiếp cận thông tin, công nghệ và thị trường. Trong đó, tiếp tục thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.

Ngay sau khi các Hiệp định FTA thế hệ mới được ký kết và có hiệu lực thành phố Hà Nội cũng đã xây dựng, triển khai thực thi các FTA và mặc dù trong hai năm, hơn hai năm vừa qua thì đại dịch Covid-19 cũng đã tác động ảnh hưởng rất lớn đến các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Hà Nội, để tận dụng cơ hội từ các FTA về số lượng doanh nghiệp có giao dịch xuất khẩu với các nước được ký kết trong Hiệp định cũng còn hạn chế và chưa xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có được các lô hàng hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định.

Các hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống, chưa thay đổi theo những cái mới, và đặc biệt thị trường mới thành viên của các hiệp định còn khiêm tốn như các doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada, Mexico, Peru.

Ví dụ hàng may mặc cũng là một mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội sang các nước thì các doanh nghiệp hiện nay cũng vẫn chưa chủ động được các nguồn nhiên liệu, thế nên nhiều khi có những đơn hàng cũng bị đứt gãy các chuỗi cung cấp.

Mặc dù là những khó khăn, thách thức như vậy nhưng trong thời gian qua thì đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội thì có kết quả cũng đáng ghi nhận, cụ thể như là kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang các nước ký kết hiệp định như CPTPP cũng như EVFTA và UKVFTA trong năm 2022 ước đạt được khoảng 5,88 tỷ USD và chiếm 33,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang các nước trong 3 FTA này bao gồm các mặt hàng cơ kim khí đạt khoảng 1,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 30,8% tổng xuất khẩu kim ngạch xuất khẩu cũng như hàng dệt may đạt khoảng 0,8 tỉ USD và linh kiện điện tử vi tính đạt khoảng 0,6 tỷ USD; giày dép, cặp túi các loại đạt khoảng 0,3 tỷ USD và nông sản các loại thì đạt 0,2 tỷ USD.

Về kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ các nước trong ba hiệp định năm 2022 đạt 13,03 tỷ USD. Mặt hàng nhập khẩu của Hà Nội chủ yếu là cơ kim khí đạt khoảng 2,6 tỷ USD, xăng dầu các loại đạt 2,3 tỷ USD, linh kiện điện tử vi tính đạt 1,7 tỷ USD, khoáng sản đạt 1,6 tỷ, chiếm tỷ trọng 12,5% và dược phẩm đạt 0,6 tỷ USD.

Trong năm 2022 hiện nay Hà Nội có khoảng 2.600 doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu sang các nước ký kết trong hiệp định và có khoảng 7.900 doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu từ các nước ký kết các Hiệp định FTA và đây cũng là một kết quả rất cố gắng của Hà Nội trong thời gian vừa qua.

Thời gian tới, để đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ từ các hiệp định các doanh nghiệp cần phải cố gắng và phải thích nghi.

Bảo Phùng, Lê Thúy, Nguyễn Sáng,Minh Hưng, Nguyễn Doanh, Bạch Hân, Hồng Nhì, Ngọc Dũng