Hình tượng Bác Hồ đã được nhiều nghệ sĩ thể hiện thành công ở các loại hình nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca... Nhiều vai diễn đã để lại ấn tượng sâu sắc với người xem bởi đã diễn tả thần thái, phẩm chất cao quý, vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh .
TIN BÀI KHÁC
Cuốn lưu bút “Dành cho tháng sáu”
Sao Việt tranh cãi về sự "ngoan" của Ngọc Trinh
Ngọc Trinh: "Xã hội tôn vinh em"
Jane Fonda gây sốc ở Cannes
Sáng 17/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đã tổ chức hội thảo “Nghệ thuật sân khấu thể hiện hình tượng Bác Hồ" ̣ Đây cũng là dịp để ngành chức năng đánh giá lại những thành tựu, hạn chế trong sáng tác, biểu diễn nhằm tìm ra giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém, tổ chức nhiều cuộc thi sáng tác, biểu diễn để có thêm những tác phẩm sâu khấu chất lượng góp phần đưa hình tượng Bác Hồ đến gần hơn với công chúng.
Tại hội thảo, NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam nhấn mạnh: “Bằng tâm huyết và đền ơn đáp nghĩa công lao trời biển của Bác, các nghệ sĩ sân khấu đã không ngừng sáng tạo để có nhiều tác phẩm nghệ thuật thể hiện sâu sắc hình tượng Bác Hồ trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhiều tác phẩm đã được các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ nhân dân, lực lượng vũ trang trên khắp nẻo đường từ Nam ra Bắc, đi đến đâu cũng được khán giả đón nhận nhiệt thành, những tác phẩm nghệ thuật này đã ghi lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả"
Thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu không chỉ là thỏa mãn nỗi nhớ của công chúng về một con người vĩ đại, về một người lãnh tụ gần gũi bằng xương bằng thịt, mà lớn hơn thế là mục đích, là lý tưởng của cuộc sống hôm nay. Những vở diễn như: Đêm trắng, Lịch sử và nhân chứng, Vần thơ thép, Hồ Chí Minh hồi ức mầu đỏ... đã để lại ấn tượng sâu sắc với người xem bởi lối diễn chân thực, dung dị mà gần gũi, lột tả rõ nét chân dung Bác Hồ.
Khi hóa thân vào vai diễn Bác Hồ đòi hỏi người nghệ sĩ phải có tài năng, tâm huyết, đồng thời phải nghiên cứu và sáng tạo cách thể hiện. Một số nghệ sĩ đã tạo dấu ấn trong lòng công chúng bằng vai diễn về Hồ Chí Minh như: nghệ sĩ Tiến Thọ, Tiến Hợi, Đức Trung, Văn Tân, Hà Văn Trọng, Văn Tân...và một số nghệ sĩ gần đây như Ngọc Bình ở Huế, Ngọc Ngãi ở Nghệ An, Phú Kiên ở Nhà hát chèo TƯ.
TS Nguyễn Thế Kỷ, ghi nhận những nỗ lực, tâm huyết của các nhà khoa học, nghệ sĩ, diễn viên đã góp phần tạo dựng hình tượng của Bác Hồ cao cả mà gần gũi, nghiêm túc mà bao dung, giản dị mà chân thật trên sân khấu. |
TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ phát biểu: "Bằng tâm huyết và tài năng, các nghệ sĩ đã thể hiện rất tốt và chân thực hình tượng Bác Hồ trên sân khấu. Để thể hiện thành công hơn nữa hình tượng Bác Hồ thì đương nhiên là chúng ta phải hiểu rõ, sâu hơn về cuộc đời thân thế của Bác, về tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Không thể thiếu các tài năng của các nghệ sĩ. Rất cần các nhà khoa học, lý luận phê bình góp phần để chúng ta khẳng định những ưu điểm những thành tích đã đạt được. Đặc biệt để thành công hơn nữa, chúng ta phải có chính sách tuyên truyền sâu rộng, có sự đầu tư thoả đáng đối với anh em nghệ sĩ, đừng để anh em nghệ sĩ phải vật lộn trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay ".
GS Vũ Khiêu mong muốn có một sự đầu tư sâu hơn nữa trong việc tái hiện hình tượng Bác trên sâu khấu: "Tôi đồng tình với các nhà sáng tác, phê bình và nghiên cứu đã đánh giá đúng thành công và tâm huyết của các tác phẩm ngày càng sâu sắc về tư tưởng và hấp dẫn về nghệ thuật khi thể hiện hình tượng của Hồ Chí Minh trên sân khấu. Tuy nhiên, so với yêu cầu ngày nay là học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh thì hình tượng Người trên sân khấu vẫn còn nhiều hạn chế như: Các vở diễn chỉ dừng lại ở chố khái quát sơ lược về thân thế sự nghiệp của Người. Hình tượng của Người mới chỉ được phản ánh dáng vẻ bên ngoài, ở sự giản dị, ở đôi dép cao su...Tôi nghĩ ngành sân khấu chúng ta đã đến lúc đi sâu hơn để thực sự có một hình tượng tuyệt đẹp của lãnh tụ chúng ta trên mọi lĩnh vực"
Hình tượng Bác Hồ trên sân khấu luôn gần gũi, xúc động |
Nghệ sĩ Tiến Hợi (Nhà hát kịch Hà Nội), người có hơn 35 vai diễn về hình tượng Hồ Chí Minh cho biết: “Tôi xác định phải làm sao thể hiện được giọng nói tương đối giống với giọng của Bác, từ đó toát lên cái thần thái, chiều sâu nội tâm của Người. Tôi tập trung phân tích, thể hiện rõ những tính cách kiên quyết, tình yêu thương của Bác đối với bộ đội. Người diễn viên phải diễn xuất tốt và làm cho công chúng cảm nhận rõ nét về nhân vật mà mình hóa thân, đặc biệt là hình tượng về Bác".
TS Trần Đình Ngôn, tác giả đã có 4 tác phẩm về Bác Hồ cũng nêu những khó khăn khi viết kịch bản về Bác Hồ như độ chênh lệch giữa tầm vóc vĩ đại của nguyên mẫu với tài năng sáng tạo của tác giả còn nhiều mặt hạn chế. Những tư liệu lịch sử với những chi tiết cụ thể về thời gian Bác buôn ba hoạt động ở nước ngoài (chắc chắn những sự kiện này hàm chứa xung đột kịch) lại rất ít.
Hóa trang là khâu quan trọng làm nên vai diễn về Bác Hồ, họa sĩ Đoàn Thị Tình – người phụ trách thiết kế trang phục cho vở “Lịch sử và nhân chứng” cho rằng, trước khi hóa trang cho nhân vật vào vai Bác Hồ thì phải nắm bắt nội dung, thẩm thấu tinh thần, tư tưởng đạo đức của Bác đồng thời trang phục phải mang tính nghệ thuật, tương thích với bối cảnh trang trí và ý đồ biểu đạt của đạo diễn.
Gần đây, những tác phẩm sân khấu về đề tài Bác Hồ còn thiếu. Hơn nữa để tìm được một nghệ sĩ trẻ có ngoại hình, giọng nói, cách diễn tốt về Chủ tịch Hồ Chí Minh quả là không đơn giản. Thiết nghĩ, các Nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải có chiến lược lâu dài để xây dựng nhiều vở diễn về hình tượng Bác Hồ để khán giả ngày nay hiểu rõ hơn về cốt cách của Người.
Bài và ảnh Tình Lê