1. Hồ nước bị ô nhiễm phóng xạ này có tên là gì?

  • Hồ Karachay, Nga
  • Hồ Boiling, Dominica
  • Hồ Horseshoe, Mỹ
  • Hồ Michigan, Mỹ
Chính xác

Từ những năm 1940, Karachay, một hồ nước nhỏ ở phía Nam dãy núi Ural, miền Trung nước Nga đã trở thành nơi chứa chất thải phóng xạ. Theo nghiên cứu, mức độ phóng xạ đo được tại đây lên đến 4,44 exbecquerels (EBQ), tương đương với địa điểm từng xảy ra thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Do đó, con người sẽ tử vong nếu đứng gần hồ.

2. Sự kiện gì đã khiến chất thải phóng xạ từ hồ rò rỉ ra vùng đất xung quanh?

  • Lũ lụt
  • Hạn hán
  • Bão
  • Động đất
Chính xác

Do nước hồ Karachay không trực tiếp chảy ra hệ thống sông, hồ bên ngoài nên các kỹ sư tin rằng lượng chất thải phóng xạ chứa trong nó có thể bị kiểm soát. Tuy nhiên, vào năm 1960, một đợt hạn hán đã khiến nước hồ bốc hơi hoàn toàn. Bụi ở đáy hồ được gió cuốn đi và gây ô nhiễm phóng xạ cho các vùng đất xung quanh.

3. Con người đã dùng cách nào để ngăn ngừa mối nguy hiểm từ hồ?

  • Loại bỏ chất thải phóng xạ trong hồ
  • Dùng đá và bê tông để lấp hồ
  • Cắt đứt mạch nước ngầm cung cấp cho hồ
  • Dẫn nước trong hồ đi nơi khác
Chính xác

Các nhà nghiên cứu cho rằng giữ nguyên chất phóng xạ ở đáy hồ an toàn hơn việc cố gắng di chuyển chúng đi nơi khác. Vì vậy, họ đã quyết định lấp hồ bằng các khối đá tổng hợp và bê tông lớn. Quá trình này kéo dài hàng chục năm và chỉ mới hoàn thành vào cuối năm 2016.

4. Hiện tại, hồ Karachay được sử dụng với mục đích gì?

  • Phục vụ du lịch
  • Phục vụ nghiên cứu khoa học
  • Xây dựng khu công nghiệp
  • Phát triển rừng quốc gia
Chính xác

Việc xử lý ô nhiễm phóng xạ tại hồ Karachay có thể kéo dài hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Hiện tại, chỉ có những nhà khoa học với đồ bảo hộ mới được cấp phép tiếp cận hồ. Vì vậy, có rất ít hình ảnh về hồ Karachay sau khi san lấp.

5. Các nhà khoa học lo ngại hiểm họa nào sẽ khiến chất thải phóng xạ trong hồ tiếp tục bị phát tán?

  • Núi lửa phun trào
  • Lũ lụt
  • Động đất
  • Bão
Chính xác

Hiện mức độ phóng xạ tại hồ đã giảm xuống, các cơn bão lớn nhất cũng không thể khiến phát tán chất thải phóng xạ trong lòng hồ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn phải thường xuyên theo dõi chuyển động của các lớp đất ở những thời điểm khác nhau nhằm loại trừ mối nguy từ động đất.