- Để "đo phản ứng" của học sinh trước đề thi được cho là "lạ" của Trường ĐH FPT, VietNamNet gặp gỡ các học sinh ở Hà Nội, TP.HCM và một số vùng nông thôn.
Trước một đề thi yêu cầu học sinh bàn về chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân của giới trẻ hiện nay từ quan niệm "chữ trinh" trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, một học sinh giỏi văn quốc gia 'xin không nói vì ngại'. Đa số HS khi được hỏi đều lảng tránh, nhiều HS của Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong thì... đỏ mặt 'bỏ chạy'. Trong khi đó, nhiều phụ huynh tỏ ra ủng hộ tinh thần nên để học sinh nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề nêu ra của đề thi.
Đỏ mặt
Với Lê Thị Hà (THPT Diễn Châu 5, Nghệ An) thì đề bài này có phần lạ hơn so với những đề nghị luận mà bọn em vẫn làm. Bình thường cô giáo chỉ ra những đề theo dạng đưa ra một câu châm ngôn, sau đó đề nghị nêu quan điểm, lập luận, kinh nghiệm của bản thân để chứng minh.
Hà cho biết mình cũng làm được, dù chưa hiểu biết nhiều về vấn đề mà đề thi đưa ra.
"Ở trường, bọn em cũng không được học giáo dục giới tính… Làm đề bài này, em sẽ làm theo hướng ủng hộ quan điểm người phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết trước khi về nhà chồng" - Hà nói.
Tương tự, Phương, một nữ sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) "sẽ lập luận theo hướng phụ nữ nên giữ gìn trinh tiết để người chồng tin tưởng và tôn trọng hơn". Phương khá mơ hồ với đề thi kiểu này bởi ít được tiếp xúc với vấn đề được nêu ra trong đó.
Nguyễn Thị Hải (THPT Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội) nêu quan điểm, trinh tiết không hoàn toàn quyết định hạnh phúc của người phụ nữ, mà phải đánh giá một người phụ nữ qua phẩm hạnh, tâm hồn. Em nghĩ giới trẻ bây giờ hầu như chấp nhận chuyện người phụ nữ không còn trinh trước hôn nhân.
Cô bạn ở TP.HCM Nguyễn Thị Tuyết Mai (THPT Marie Curie, Q.3) bày tỏ: “Nếu thật sự phải làm đề thi này trong tuyển sinh ĐH thì em “rớt chắc” bởi không biết sẽ lấy đâu ra luận điểm, luận chứng để bảo vệ ý kiến của mình. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với lứa tuổi tụi em vì thực chất tụi em chỉ biết học và học; đề thi này lại đòi hỏi am hiểu các vấn đề xã hội nhiều quá”.
Cách dùng từ thô thiển
Một học sinh đạt giải Ba kỳ thi HSG quốc gia môn văn năm học 2011 - 2012 của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam xin phép không nói và không muốn giới thiệu bạn bè vì "các bạn chắc cũng ngại nói".
Còn Trần Anh Đức, giải Nhất, học cùng trường, thì quan niệm không nên phê phán quá sức nội dung đề đặt ra.
Tuy nhiên, Đức phân tích lời lẽ và cách diễn đạt là "có vấn đề". Cách dùng từ thực sự thô thiển. Tác giả ra đề có thể dùng ngôn từ khác mà vẫn diễn đạt được điều cần nói (từ "cái màng trinh")".
"Nói cho cùng, vấn đề đưa ra là suy nghĩ thoáng của giới trẻ trong vấn đề trinh tiết. Nội dung nay táo bạo, mới mẻ, gai góc nhưng cần thiết và có thể chấp nhận. Lâu nay, chúng ta ngại nói đến tình dục, giới tính. Đấy là vấn đề đáng lo ngại. Trên Facebook, anh có nick duhocsinhmy từng nói ở Mỹ ai cũng nói đến sex nhưng sẽ chẳng ai nghĩ đến nó đâu. Em cho rằng đó đúng. Xã hội cần cởi mở hơn về vấn đề này" - lời Anh Đức.
Còn theo Họa Mi (giải Nhì môn văn kỳ thi HSG quốc gia năm 2012, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Huệ -Hà Đông, Hà Nội): "Đây là chủ đề của không ít những cuộc nói chuyện, trao đổi giữa các học sinh với nhau. Đề thi bất ngờ nhưng hay, hiếm thấy khi nào lại có đề như vậy".
Thực tế, chưa bao giờ học sinh muốn tìm thầy cô hỏi "chuyện nhạy cảm" này, cho nên: "Đi thi mà gặp câu hỏi này chắc em cũng ngại, giật mình và băn khoăn sẽ đặt bút viết như thế nào?" - Mi ngượng ngùng.
Chưa phân loại được học sinh?
Về mặt phương diện giáo dục, theo Anh Đức: "Có thể trường tuyển sinh theo cách làm của nước ngoài. Đây có thể xem là bài kiểm tra ý kiến của học sinh về về vấn đề trinh tiết người phụ nữ. Nếu áp tiêu chuẩn thể loại "nghị luận xã hội" vào thì đề ra chưa thật sự đạt. Người ra đề thể hiện quá rõ thái độ nên có thái độ ủng hộ cởi mở về chuyện trinh tiết.
"Ngoài lộ rõ ý đồ của sự áp đặt, đề sẽ không đánh giá năng lực làm bài của học sinh. Các bạn chỉ cần nói toàn bộ những gì mình hiểu, suy nghĩ. Đề không tạo được những cái bẫy, những cú lừa vấn đề học sinh băn khoăn. Một đề văn tốt phải phân loại đánh giá được học sinh" - Đức phân tích.
Trong khi đó, cô bạn Họa Mi lại có quan điểm khác: Một đề thi không phân biệt độ tuổi vẫn có thể làm theo cách hiểu của bản thân, chỉ cần nói thật lòng ý kiến với cách thể hiện thuyết phục. Tuy nhiên, cô học sinh giỏi văn này cũng nhìn nhận "vấn đề khá tế nhị nhưng đề ra không thực sự sắc. Học sinh nếu nói quá sắc, lô-gic quá sẽ làm bài văn mất thiện cảm, nghe ghê quá. Làm sao để phải thật khéo léo vừa lòng người đọc là điều không đơn giản".
Trước một đề thi yêu cầu học sinh bàn về chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân của giới trẻ hiện nay từ quan niệm "chữ trinh" trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, một học sinh giỏi văn quốc gia 'xin không nói vì ngại'. Đa số HS khi được hỏi đều lảng tránh, nhiều HS của Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong thì... đỏ mặt 'bỏ chạy'. Trong khi đó, nhiều phụ huynh tỏ ra ủng hộ tinh thần nên để học sinh nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề nêu ra của đề thi.
|
Học sinh lớp 12 trao đổi sau giờ thi tốt nghiệp. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Với Lê Thị Hà (THPT Diễn Châu 5, Nghệ An) thì đề bài này có phần lạ hơn so với những đề nghị luận mà bọn em vẫn làm. Bình thường cô giáo chỉ ra những đề theo dạng đưa ra một câu châm ngôn, sau đó đề nghị nêu quan điểm, lập luận, kinh nghiệm của bản thân để chứng minh.
Hà cho biết mình cũng làm được, dù chưa hiểu biết nhiều về vấn đề mà đề thi đưa ra.
"Ở trường, bọn em cũng không được học giáo dục giới tính… Làm đề bài này, em sẽ làm theo hướng ủng hộ quan điểm người phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết trước khi về nhà chồng" - Hà nói.
Tương tự, Phương, một nữ sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) "sẽ lập luận theo hướng phụ nữ nên giữ gìn trinh tiết để người chồng tin tưởng và tôn trọng hơn". Phương khá mơ hồ với đề thi kiểu này bởi ít được tiếp xúc với vấn đề được nêu ra trong đó.
Nguyễn Thị Hải (THPT Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội) nêu quan điểm, trinh tiết không hoàn toàn quyết định hạnh phúc của người phụ nữ, mà phải đánh giá một người phụ nữ qua phẩm hạnh, tâm hồn. Em nghĩ giới trẻ bây giờ hầu như chấp nhận chuyện người phụ nữ không còn trinh trước hôn nhân.
Cô bạn ở TP.HCM Nguyễn Thị Tuyết Mai (THPT Marie Curie, Q.3) bày tỏ: “Nếu thật sự phải làm đề thi này trong tuyển sinh ĐH thì em “rớt chắc” bởi không biết sẽ lấy đâu ra luận điểm, luận chứng để bảo vệ ý kiến của mình. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với lứa tuổi tụi em vì thực chất tụi em chỉ biết học và học; đề thi này lại đòi hỏi am hiểu các vấn đề xã hội nhiều quá”.
Cách dùng từ thô thiển
THẢO LUẬN LIÊN QUAN |
Còn Trần Anh Đức, giải Nhất, học cùng trường, thì quan niệm không nên phê phán quá sức nội dung đề đặt ra.
Tuy nhiên, Đức phân tích lời lẽ và cách diễn đạt là "có vấn đề". Cách dùng từ thực sự thô thiển. Tác giả ra đề có thể dùng ngôn từ khác mà vẫn diễn đạt được điều cần nói (từ "cái màng trinh")".
"Nói cho cùng, vấn đề đưa ra là suy nghĩ thoáng của giới trẻ trong vấn đề trinh tiết. Nội dung nay táo bạo, mới mẻ, gai góc nhưng cần thiết và có thể chấp nhận. Lâu nay, chúng ta ngại nói đến tình dục, giới tính. Đấy là vấn đề đáng lo ngại. Trên Facebook, anh có nick duhocsinhmy từng nói ở Mỹ ai cũng nói đến sex nhưng sẽ chẳng ai nghĩ đến nó đâu. Em cho rằng đó đúng. Xã hội cần cởi mở hơn về vấn đề này" - lời Anh Đức.
Còn theo Họa Mi (giải Nhì môn văn kỳ thi HSG quốc gia năm 2012, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Huệ -Hà Đông, Hà Nội): "Đây là chủ đề của không ít những cuộc nói chuyện, trao đổi giữa các học sinh với nhau. Đề thi bất ngờ nhưng hay, hiếm thấy khi nào lại có đề như vậy".
Thực tế, chưa bao giờ học sinh muốn tìm thầy cô hỏi "chuyện nhạy cảm" này, cho nên: "Đi thi mà gặp câu hỏi này chắc em cũng ngại, giật mình và băn khoăn sẽ đặt bút viết như thế nào?" - Mi ngượng ngùng.
Chưa phân loại được học sinh?
Về mặt phương diện giáo dục, theo Anh Đức: "Có thể trường tuyển sinh theo cách làm của nước ngoài. Đây có thể xem là bài kiểm tra ý kiến của học sinh về về vấn đề trinh tiết người phụ nữ. Nếu áp tiêu chuẩn thể loại "nghị luận xã hội" vào thì đề ra chưa thật sự đạt. Người ra đề thể hiện quá rõ thái độ nên có thái độ ủng hộ cởi mở về chuyện trinh tiết.
"Ngoài lộ rõ ý đồ của sự áp đặt, đề sẽ không đánh giá năng lực làm bài của học sinh. Các bạn chỉ cần nói toàn bộ những gì mình hiểu, suy nghĩ. Đề không tạo được những cái bẫy, những cú lừa vấn đề học sinh băn khoăn. Một đề văn tốt phải phân loại đánh giá được học sinh" - Đức phân tích.
Trong khi đó, cô bạn Họa Mi lại có quan điểm khác: Một đề thi không phân biệt độ tuổi vẫn có thể làm theo cách hiểu của bản thân, chỉ cần nói thật lòng ý kiến với cách thể hiện thuyết phục. Tuy nhiên, cô học sinh giỏi văn này cũng nhìn nhận "vấn đề khá tế nhị nhưng đề ra không thực sự sắc. Học sinh nếu nói quá sắc, lô-gic quá sẽ làm bài văn mất thiện cảm, nghe ghê quá. Làm sao để phải thật khéo léo vừa lòng người đọc là điều không đơn giản".
- Văn Chung - Nguyễn Thảo
‘Hot girl’ Sài thành bất ngờ
Xoay quanh việc trường ĐH FPT đưa vấn đề trinh tiết vào đề thi tuyển sinh, nhiều “hot girl” tại TP.HCM tỏ ra khá bất ngờ, thậm chí là “shock” vì… “lần đầu tiên thấy đề thi ĐH kỳ lạ như thế!” Ngô Huỳnh Bảo Ngọc, Giải nhất cuộc thi “Người đẹp hoa Anh Đào – 2010, SV năm 4, khoa Quản trị Kinh doanh (Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM) Hiện nay trong cuộc sống, vấn đề quan hệ trước hôn nhân hoặc ‘sống thử’ trong đời sống sinh viên rất được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, việc giáo dục giới tính cho HS-SV thì vẫn chưa thực sự được quan tâm một cách toàn diện, đúng mực. Thế nên, việc ra đề như thế trong kỳ thi tuyển sinh ĐH là khá đường đột. Nhiều bạn trẻ hiện nay không quan trọng lắm với vấn đề trinh tiết nên ra đề thi như thế cũng một phần giúp các em HS nhìn nhận lại một cách đúng đắn hơn về bản thân mình trước những cám dỗ của cuộc sống. Chúng ta không nên quá khắt khe với việc trinh tiết của người phụ nữ bởi do nhiều nguyên nhân, có thể người phụ nữ không còn “trinh trắng” theo đúng nghĩa đen của nó. Quan trọng là có cách đánh giá người phụ nữ qua chính phẩm chất, đạo đức, lối sống và nhân cách của họ. Tôi cho rằng mất trinh không có nghĩa là mất tất cả. Nhưng đã là người con gái Việt Nam thì vẫn nên giữ gìn. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (Cherry - Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất mùa giải Cánh Diều Vàng 2012): Tôi nghĩ các bạn sẽ rất khó để trả lời vì thực tế có rất nhiều bạn vẫn đang còn ‘mù mờ’ về vấn đề này. Các em học sinh THPT hiện nay thực sự chưa đủ độ chín về kiến thức cũng như sự trải nghiệm thì làm sao nhận thức được toàn diện. Bản thân tôi cũng thấy đề tài này rất khó. Học giỏi hay không không quan trọng mà quan trọng là các em học sinh am hiểu về vấn đề xã hội thì sẽ làm bài tốt. Còn ngược lại không có kiến thức thì sẽ lúng túng với đề bài này. Theo tôi, không chỉ có người Á Đông chúng ta quan tâm đến chữ “trinh” mà ngay cả người phương Tây cũng rất quan trọng. Tôi có một người bạn là người nước ngoài, anh này cưới được một cô vợ Việt Nam còn “trong trắng” nên rất hãnh diện, đi đâu anh cũng khoe với bạn bè; thậm chí còn kể với người thân và gia đình ở nước ngoài về cô vợ của mình. Nhiều phụ huynh tại TP.HCM ủng hộ đề thi Chị Nguyễn Ngọc Bích Trâm (Q.3, TP.HCM) chia sẻ: “ Tôi thấy đề thi này hết sức bình thường, giới trẻ bây giờ phát triển quá sớm, chúng đã đủ lớn để nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này. Do vậy chúng ta nên để con em mình được bày tỏ về vấn đề này bởi bản thân người làm cha, làm mẹ cũng cần lắng nghe tiếng nói của con mình”. “Đừng bao giờ xem tình dục là điều gì đó xấu xa mà phải nhìn thẳng vào vấn đề rằng, đó là một hoạt động, một phần tất yếu của đời sống con người. Cái quan trọng là mỗi người ngay từ lúc dậy thì phải đủ kiến thức và kỹ năng để đón nhận nó”, anh Trần Thanh Quang, Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại Q.Gò Vấp, nhận định.
|