- Gửi phản hồi tới VietNamNet, nhiều bạn đọc bày tỏ "tôi thấy cay cay sống mũi". Bình luận sâu hơn, bạn đọc Nguyễn Giang cho rằng, đây mới chỉ là kết quả "trả bài tốt cho PISA". Còn câu trả lời chính xác, phải "soi" vào chất lượng nguồn nhân lực.

Lần đầu tiên Việt Nam tham gia sân thi toàn cầu về xếp hạng giáo dục theo một chương trình khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Kết quả xếp hạng 17/65 khiến các nhà quản lý giáo dục "bất ngờ", còn người dân có nhiều cảm xúc khác nhau.

PISA Ở VIỆT NAM

Họ tên: Thien Doan
Email: quangthien.isc@gmail.com
Tiêu đề: Ra đời gặp trở ngại


Tôi cho rằng hệ số thông minh của người Việt khá cao, bằng chứng là rất nhiều người Việt đạt thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế. Nhưng khi ra trường, bước vào đời, họ gập quá nhiều trở ngại về cơ chế, chính sách, hệ thống công quyền quan liêu tiêu cực. Những người dẫn dắt 1 UNIT nào đó nhiều khi đâu phải do tài năng, và do đó người giỏi thực sự luôn bị vùi dập, chèn ép ở khu vực công, trong khi chính khu vực này dẫn dắt và định hướng xã hội. Nghĩ thấy cay cay sống mũi.

Họ tên: Nguyễn Thành Hưng
Email: hungnt1983@...
Tiêu đề: Phải thấy buồn


Vấn đề ở đây là tại sao các em học sinh Việt Nam xếp hạng cao trong PISA, nhưng đầu ra sinh viên thì lại kém hơn nhiều so với các nước khác?

Tôi nghĩ ở đây cơ bản là vì thời học sinh các em được nhồi nhét quá nhiều, có thể các em nhớ bài học một cách máy móc, nên vẫn làm được bài, nhưng cơ bản các em không có hứng thú để học và cũng không biết học cái đó để ứng dụng gì. Đến thời đại học thì với lượng kiến thức khoa học quá lớn, các em không nhồi nhét được nữa và cũng không có ai nhồi nhét các em vì chủ yếu các em phải tự lập thì mới lộ ra vấn đề. Nên đừng nhìn vào cái bảng này mà vui mừng quá sớm, mà phải thấy buồn vì tại sao một giai đoạn trong khâu làm ra sản phẩm đã tốt hơn nhiều nước, mà sản phẩm cuối cùng lại chả ra sao !?

Họ tên: Lê Vũ
Email: feheart2k5@...
Tiêu đề: Xin dừng các dự án lớn lao


Vô địch các kỳ thi Toán Quốc tế, tranh giải Robocon không chịu đứng thứ hai, phóng thành công cả vệ tinh... trong khi vợt muỗi cũng phải đi nhập, máy gặt, máy phun thuốc trừ sâu thì Hai Lúa chế tạo... Xin hãy dừng những dự án lớn lao, to tát, bớt thông minh đi để làm ra những thứ nhỏ nhoi, tiện ích cho bà con nông dân, cho xã hội được nhờ...

Họ tên: hai
Email: phuhai_trinh@...

Tự hào là người Việt Nam, so về trí tuệ thì người Việt không thua kém những nước phát triển ... nhưng lại thấy cay cay mắt khi nhìn ra thế giới ... người Việt giỏi vậy ... sao nước Việt vẫn cứ lẹt đẹt mãi thế nhỉ ... trong tất cả các diễn đàn thế giới ... chúng ta vẫn phải tự hạ thấp mình trước các nước không giỏi bằng mình để nhận lấy sự viện trợ của họ ... với kết quả đánh giá như bài báo này thì chúng ta nên vui hay nên buôn không biết nữa.

Họ tên: NTB
Email: truongbinhng@yahoo.com
Tiêu đề: Vài năm tới sẽ đứng đầu


Nếu tiếp tục tham gia thì tôi chắc rằng khoảng 2 - 3 năm nữa Việt Nam sẽ đứng đầu. Vì ngành giáo dục sẽ nhanh chóng tìm ra phương pháp phổ cập PISA rất hiệu quả để có được thành tích đứng đầu ảo. Buồn cười là thành tích của học sinh Việt Nam đứng "cao" khi mà học sinh các nước chỉ học một lần duy nhất về một vấn đề còn học sinh của ta phải học tới 3 lần (học trước tại các buổi học thêm, học chính khóa ở trường, và học ôn ở nhà) mới có được kết quả đó...!!!.

Họ tên: Nguyễn Hồng Minh
Email: nguynhng621@...
Tiêu đề: Câu trả lời chính xác


Việt Nam rất giỏi đối phó kể cả trong thi cử ,bởi vậy kết quả có thể ảo .Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong nền kinh tế thị trường toàn cầu ,mới là câu trả lời chính xác nhất cho chất lượng nền giáo dục nước nhà . Đừng vội mừng.

Họ tên: Cao Quốc Kỳ
Email: caoquocky@gmail.com
Tiêu đề: Nên củng cố


Dù sao chúng ta cũng đáng vui mừng, vì chúng ta là người nhà. Nhìn quanh chúng ta, chưa hài lòng với gì ta làm được. Nhưng OECD là một tổ chức toàn cầu. Họ có cái để mà so sánh giữa các nước và vùng lãnh thổ. Chắc chắn sẽ chính xác hơn chúng ta nghĩ. Nên củng cố lại để phát huy hơn nữa kết quả này.

Họ tên: bento
Email: bentoko@yahoo.com
Tiêu đề: Tại sao Nobel phần nhiều ở trời Tây?


Tại sao trí tuệ học sinh Việt Nam không phải thấp so với mặt bằng chung của thế giới mà công trình khoa học, phát minh, sáng kiến lại thua xa? Đó là vì tư duy của người Tây là "Học" để có lúc làm thầy (nghĩa là đề cao cá tính, niềm say mê...=> trở thành tư duy sáng tạo, tiên phong). Còn đối với phần lớn các nước châu Á thì học đơn thuần là học hết những cái gì đang có (mà kiến thức là vô tận) => có thể giỏi theo diện rộng chứ nhất định không thể giỏi theo chiều sâu => Tư duy người Việt "con ngoan, TRÒ GIỎI".

Họ tên: HLe
Email: Hung@gmail.com
Tiêu đề: Tôi phải chạy đuổi


Tất nhiên học sinh Việt Nam phải giỏi toán và khoa học hơn Mỹ, Úc... vì họ vừa học vừa chơi, phát triển học sinh toàn diện và khuyến khích sáng tạo. Còn VN thì như ép khí đá cho chín sớm. Lúc tôi học năm 1 tại Úc (chuyên ngành kỹ thuật) thì toán năm 1 chỉ giải phương trình bậc 2, tương đương toán đại số lớp 9-10 của VN thôi. Tất nhiên là đối với du học sinh từ các nước Châu Á thì dễ như trở bàn tay, nhưng khi đụng đến làm việc nhóm và cần sáng tạo thì học sinh Châu Á thua cả cái đầu (dù là kết quả học tập vẫn cao). Qua năm 3 và năm 4 mới phần nào học được cách làm việc và suy nghĩ của họ.

Qua kinh nghiệm bản thân, tôi thấy giáo dục VN ép học như cho trẻ em tập tạ, làm chúng khoẻ mạnh hơn đồng trang lứa nhưng về sau sẽ không cao lên được nữa cho dù có uống bao nhiêu sữa . Vài lời góp ý, hy vọng ngành giáo dục đừng vội đắc ý, kết quả PISA chỉ là tương đối thôi, không phản ánh toàn diện chất lượng giáo dục một quốc gia.

Họ tên: Nguyễn Zang
Email: ndzang@gmail.com
Tiêu đề: Trả bài tốt cho PISA


Điều này tuy đáng vui vi chúng ta được đánh giá cao. Tuy nhiên, theo tôi thấy điều này hoàn toàn đúng vì giáo dục tại Việt Nam quá thiên về những lý thuyết mà Pisa đang đánh giá. Tuy nhiên hãy xem khả năng đáp ứng yêu cầu xã hội, công việc, cuộc sống mà học sinh và sinh viên Việt Nam làm được sau tốt nghiệp. Đó mới là thước đo quan trọng mà nền giáo dục Việt Nam không đáp ứng được. Hay cải tổ giáo dục theo hướng phù hợp với cuộc sống hiện thực chứ đừng theo lý thuyết và khoa học.

Họ tên: Vu Tuan
Email: tuan2008vn@yahoo.com
Tiêu đề: Tụt hậu ở bậc sau


Đúng là ở bậc phổ thông, học sinh Việt Nam rất giỏi, giành hết giải nọ giải kia, nhưng lên đến bậc đại học và sau đại học thì lại quá kém. Thử hỏi số lượng bài báo đăng lên các tạp chí quốc tế của Việt Nam được mấy bài trong một năm? Còn thua xa cả mấy nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc chứ đừng nói đến Mỹ.

Họ tên: Xalo
Email: nghia0109@yahoo.com
Tiêu đề: Điều quan trọng: Được giáo dục tự do


Tôi thấy đây là kết quả hoàn toàn bình thường không có gì đáng để tự hào cả vì chương trình học Phổ thông tại Việt Nam nặng hơn Anh, Mỹ, Úc,... gấp 10 lần. Một thực tế mà chúng ta cần nhìn nhận nó hoàn toàn phản ánh đúng kết quả này đó là tỷ lệ học sinh phổ thông tại Trung Quốc tự tử vì áp lực của việc học tập, của trường lớp cũng đứng thứ nhất nhì trên thế giới.

Nếu khảo sát này mà làm rộng ra theo khuynh hướng vĩ mô mở rộng thành phần tham gia là sinh viên từ 19-25 tuổi, thêm vào các mục khảo sát hiểu biết về kinh tế, xã hội, tinh thần làm việc theo nhóm, tính tự lập, nghiên cứu khoa học,... thì thứ hạng của Việt Nam chắc chắn sẽ bị đảo ngược ngay.

Theo tôi thì cái quan trọng hơn tất cả ở đây là bạn học-bạn được giáo dục một cách tự do để rồi bạn sẽ làm được gì để giúp ích cho bản thân-gia đình-xã hội-đất nước về mặt kinh tế, tri thức,..., chứ không phải là bạn học như một cái máy chỉ để đi thi thố và xếp hạng.

Ban Giáo dục (tổng hợp từ phản hồi của bạn đọc)