Beechey trở thành điểm tham quan nổi tiếng nhất vùng cực Bắc Canada vì là nơi hai con thuyền xấu số của đoàn thám hiểm Franklin đã neo đậu vào năm 1845 và không bao giờ trở về. 

Sir John Franklin, sinh năm 1786 tại Lincolnshire (Anh), là một chỉ huy của Hải quân Hoàng gia Anh trong thời chiến tranh Napoleon. 

Đoàn thám hiểm Franklin do thuyền trưởng Sir John Franklin, một sĩ quan và nhà thám hiểm giàu kinh nghiệm của Hải quân Hoàng gia Anh, khởi hành từ Anh vào ngày 19/5/1845, với thủy thủ đoàn gồm 24 sĩ quan và 110 người trên hai con tàu, HMS Erebus và HMS Terror. Nhiệm vụ của họ là đi tìm Hành lang Tây Bắc, một tuyến đường biển từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương qua Bắc Băng Dương, cho phép các thương nhân vận chuyển đường biển có một tuyến đường dễ dàng hơn đến châu Á qua lục địa Bắc Mỹ.

Đoàn thám hiểm Franklin là một trong những đoàn được trang bị tốt nhất để chinh phục Hành lang Tây Bắc.

Đoàn thám hiểm Franklin là một trong những đoàn được trang bị tốt nhất để chinh phục thử thách này. Cả hai con tàu đều được đóng chắc chắn và được trang bị những phát minh hàng đầu lúc bấy giờ như động cơ dòng, chân vịt trục vít và bánh lái bằng sắt có thể thu vào để bảo vệ chúng khỏi bị hư hại. Con tàu có hệ thống sưởi bên trong để tạo sự thoải mái cho thủy thủ đoàn, một thư viện với hơn một nghìn cuốn sách và thực phẩm đóng hộp dự trữ đủ dùng trong ba năm.

Các thủy thủ chính thức biến mất vào năm 1845.

Sau khi rời nước Anh, đoàn thám hiểm đã dừng lại một thời gian ngắn ở Scotland và sau đó đi thuyền đến vịnh Disko trên bờ biển phía tây của Greenland, nơi thủy thủ đoàn đã viết những lá thư cuối cùng của họ về nhà. Ngày 12/7/1845, đoàn thám hiểm còn 129 người lái tàu tới Canada và hai tuần sau đó tàu vào vịnh Baffin khi tinh thần vẫn còn rất tốt. Franklin và các thủy thủ tiếp tục hướng về phía tây rồi biến mất. 

Hai năm trôi qua, một sự im lặng trống rỗng vọng về từ miền bắc Canada. Sau đó ba đội tìm kiếm được thành lập và khởi hành vào mùa xuân năm 1848. Tuy nhiên họ trở về sau một năm mà không tìm thấy dấu vết nào của những nhà thám hiểm đã mất tích.

Hàng trăm vỏ hộp thức ăn được tìm thấy trên đảo.

Năm 1850, một hạm đội tàu tìm kiếm khác phát hiện một mộ đá trên bờ biển đảo Beechey. Họ đoán đoàn thám hiểm Franklin đã dành cả mùa đông năm 1845 tại đây, để lại đằng sau cả trăm vỏ hộp thức ăn và mất đi ba người trong đoàn, những tổn thất đầu tiên về quân số.

Bia mộ đầu tiên được dựng nên trên đảo Beechey dành cho các thủy thủ trẻ bỏ đã bỏ mạng là John Torrington (20 tuổi), John Hartnell (25 tuổi), William Braine. Tấm bia mộ thứ 4 được thêm sau đó dành cho nghiên cứu viên Thomas Morgan, anh chết vì bệnh scurvy (bệnh do thiếu vitamin C) năm 1854 khi tìm kiếm đội thám hiểm mất tích. 

Bia mộ của các thành viên trong đoàn thám hiểm còn lại trên đảo.

Đảo Beechey nhanh chóng trở thành một điểm khởi đầu quan trọng cho các cuộc điều tra tiếp theo về sự biến mất của đoàn thám hiểm Franklin. Năm 1854, bằng chứng rõ ràng hơn về số phận của đoàn thám hiểm xuất hiện khi các nhân chứng người Inuit cho biết đã nhìn thấy một nhóm gồm 35 đến 40 người đàn ông da trắng chết đói gần cửa sông Back. Năm 1859, một ghi chú được phát hiện trên đảo King William, cách đảo Beechey 670 km về phía tây nam, đề cập rõ ràng rằng John Franklin qua đời năm 1847 cùng với 23 sĩ quan và binh lính khác.

Nhiều thi hài của các thành viên đoàn thám hiểm được tìm thấy trên đảo.

Trong 150 năm tiếp theo, hàng chục cuộc thám hiểm và các nhà khoa học đã cố gắng ghép nối những gì đã thực sự xảy ra. Giữa năm 1984 - 1986, một đội tìm kiếm do Owen Beattie, nhà nhân chủng học của Đại học Alberta (Canada) dẫn đầu đã khai quật ba thi thể được chôn sâu dưới băng. Họ tìm ra bằng chứng của của nồng độ chì cao trong thi thể, có thể do rò rỉ từ những hộp thức ăn hoặc từ hệ thống trữ nước ngọt trên tàu. 

Năm 2016, một đội do nhà nghiên cứu chất độc Canada Jennie Christensen chỉ đạo, đã phân tích mẫu vân tay, móng chân từ thi thể John Hartnell, một trong 3 thành viên đầu tiên thiệt mạng. Họ phát hiện ra Hartnell bị thiếu kẽm, có thể do không ăn đủ thịt. Điều này làm tổn hại hệ miễn dịch của anh và gây ra các bệnh như viêm phổi hoặc lao phổi. Đội của Jennie kết luận những thủy thủ trong đoàn thám hiểm của Franklin tử vong do nhiễm độc chì, suy dinh dưỡng và sức khỏe yếu.

Tàn tích của ngôi nhà Northumberland.

Trên Beechey ngoài những tấm bia mộ còn có ngôi nhà Northumberland xây năm 1854 bởi các thủy thủ trong một đội tìm kiếm. Không cây cối trên đảo nên họ chở gỗ từ một con tàu bắt cá voi bị đắm tới đây dựng nhà.

Ngôi nhà là kho cất thực phẩm dự trữ, phòng khi có ai đó trong đoàn tìm ra đường về hoặc hỗ trợ những đội tìm kiếm khác. Tuy nhiên trải qua hơn 160 mùa đông nó đã bị thiên nhiên khắc nghiệt phá hủy và chỉ còn là một đống gỗ mục. Cách ngôi nhà không xa là khu tưởng niệm Franklin và các thủy thủ của ông. 

Hiện nay, du khách cũng có thể "thám hiểm" đảo Beechey bằng cách tham gia tour khám phá đi theo đoàn lớn. Hành trình này đưa du khách đến những dấu tích lịch sử: trại nghỉ đông Franklin năm 1845 - 1846, ngôi nhà Northumberland, các ụ đá khắc lời nhắn, nơi hai con thuyền của Hoàng gia Anh bị băng đá nghiền nát...

Theo AP