{keywords}
Cứ 10 người dùng mạng ở Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt - Ảnh minh hoạ

Theo kết quả nghiên cứu được công bố của Microsoft, 38% người dân ở 32 quốc gia nói rằng, họ đã từng liên quan đến một vụ bắt nạt, với tư cách là nạn nhân, người có hành vi bắt nạt hoặc là người chứng kiến. Tại Việt Nam, 51% người dùng mạng, bao gồm 48% người trưởng thành và 54% thanh thiếu niên, cho biết họ từng có liên quan đến một "vụ bắt nạt". 21% đáp viên cho biết họ từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối.

Nghiên cứu cũng khảo sát người trưởng thành về hành vi “bắt nạt”, hay còn được gọi là “quấy rối”, cả trong và ngoài nơi làm việc. Tại Việt Nam, 15% cho biết đã gặp hành vi bắt nạt tại nơi làm việc của họ và 44% gặp ở bên ngoài. Bắt nạt tại nơi làm việc là một thách thức trong đại dịch hiện nay, đặc biệt khi ranh giới giữa cuộc sống và công việc đã không còn rõ ràng – theo một nghiên cứu riêng biệt của Microsoft về tương lai của công việc.

Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 4 và tháng 5/2020 trên 32 khu vực địa lý, khảo sát 4.511 người tại 9 quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương (Úc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam). Nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu tương tự về ứng xử văn minh kỹ thuật số mà Microsoft đã thực hiện hàng năm kể từ năm 2016.

Bắt nạt trên mạng gây ra những hậu quả rất thật trong thế giới thực. Trong trường hợp bắt nạt trên không gian mạng, nạn nhân có thể bị tổn hại bất cứ lúc nào trong ngày bởi các nguồn ẩn danh, và có khả năng sự việc sẽ được truyền đến rất nhiều người.

Chúng ta thường nghĩ bắt nạt trên mạng là một vấn đề phổ biến đối với trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng thực ra mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng bởi sự ngược đãi, tàn nhẫn và lạm dụng trực tuyến. Một ví dụ đau lòng tại Châu Á Thái Bình Dương gần đây là cái chết của ngôi sao truyền hình thực tế và đô vật chuyên nghiệp người Nhật Bản, Hana Kimura. 

Trên toàn cầu, khi được được hỏi về tác động của hành vi bắt nạt tại nơi làm việc, các đáp viên cho biết hậu quả phổ biến nhất là cảm thấy bị sỉ nhục (58%), theo sau là mất tinh thần (52%) và mất tự tin (51%). Tác động cũng khác nhau giữa các thế hệ. 53% người được hỏi trong độ tuổi 18-24 cho biết cảm thấy bị cô lập và trầm cảm do bị bắt nạt, trong khi đó những đáp viên thuộc thế hệ Gen X (những người sinh ra giữa những năm 1960 đến đầu những năm 1980) làm việc kém hiệu quả hơn (58%).

Những đáp viên gặp phải hành vi bắt nạt hoặc quấy rối trực tuyến tại nơi làm việc cũng cho biết, họ cảm nhận được nỗi đau “không thể chịu đựng được hoặc nghiêm trọng” từ những trải nghiệm đó.

Nghiên cứu cho thấy, khi là mục tiêu của hành vi bắt nạt hoặc quấy rối trực tuyến, hầu hết mọi người ở Việt Nam đều chặn kẻ bắt nạt (63%) hoặc chia sẻ với bạn bè về chuyện đã xảy ra (58%), số còn lại thì phớt lờ kẻ bắt nạt (43%). 50% đáp viên cho biết, họ đã báo cáo hành vi cho công ty truyền thông xã hội hoặc nhà cung cấp khác.

Microsoft khuyến khích mọi người ở mọi lứa tuổi nếu gặp bất kỳ hành vi đe dọa hoặc quấy rối trực tuyến nào hãy báo cáo cho nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến có liên quan. Báo cáo của người dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho mọi người trải nghiệm trực tuyến an toàn và đáng tin cậy. 

NT

Cha mẹ phải là tấm gương trên môi trường mạng cho trẻ noi theo

Cha mẹ phải là tấm gương trên môi trường mạng cho trẻ noi theo

Bảo vệ trẻ em khỏi những rủi ro trên Internet đang là bài toán đau đầu đối với nhiều bậc cha mẹ, khi trẻ em ngày càng tiếp xúc với Internet dễ dàng hơn nhưng cũng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.