Một thỏa thuận hợp tác trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đã được ký kết giữa hai viện nghiên cứu hạt nhân quốc gia của Việt Nam và Thái Lan.

Thông tin trên được đưa ra chính thức bởi Cơ quan Thông tin VinAtom của Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam (VAEC) ngày 16/05/2016 và Tạp chí Tin tức Hạt nhân Thế giới WNN có uy tín ngày 17/05/2016.

Theo đó, ngày 11/5/2016 tại trụ sở chính của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VAEC) - 59 Lý Thường Kiệt, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa VAEC và Viện Công nghệ hạt nhân Thái Lan (TINT). Thỏa thuận đã được ký bởi các ông Trần Chí Thanh, Viện trưởng của VAEC và Pornthep Nisamaneephong, Giám đốc điều hành của TITN.                                            

{keywords}

Ảnh chụp chung các thành viên của hai đoàn VAEC và TINT trong buổi lễ ký kết. Ảnh từ Vinatom.

Tham dự Lễ ký Thỏa thuận, về phía VAEC còn có ông Phó Viện trưởng Nguyễn Hào Quang, Các lãnh đạo của Ban Hợp tác quốc tế; Ban Kế hoạch và Quản lý khoa học và một số đơn vị trực thuộc như: Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, Trung tâm Đào tạo hạt nhân, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội. Về phía TINT có ông Pornthep Nisamaneephong (Giám đốc điều hành), bà Kanchalika Dechates¬ (Trưởng Ban Hợp tác quốc tế), bà Sorada Chanintayuttavong, ông Kampanart Silva, bà Jiraporn Promping và bà Kotchaphan Kanjana (các nhà nghiên cứu hạt nhân của  Ban Nghiên cứu và phát triển thuộc TINT.

Như WNN đã đưa, Trong bản Thỏa thuận hợp tác nói trên, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Viện Công nghệ hạt nhân Thái Lan cam kết sẽ hợp tác trong các lĩnh vực: sản xuất đồng vị phóng xạ và dược chất  phóng xạ dùng để chuẩn đoán bệnh trong các lò phản ứng nghiên cứu và các máy gia tốc; xử lý bức xạ bằng thiết bị chiếu xạ Co-60 và máy gia tốc điện tử; ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp sinh học, môi trường và các lĩnh vực liên quan; nghiên cứu  và phát triển đất hiếm; công nghệ và an toàn điện hạt nhân; bảo vệ bức xạ, quản lý chất thải phóng xạ và môi trường; giáo dục, đào tạo và chuyển giao công nghệ hạt nhân.                                                             

{keywords}

Hình ảnh bên ngoài của Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân (thành viên VAEC). Ảnh nguồn Vinatom.

WNN cho biết: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam VAEC là một tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Được thành lập vào năm 1976, chức năng của nó là để tiến hành nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học và kỹ thuật hạt nhân, công nghệ lò phản ứng hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân và công nghệ quản lý chất thải phóng xạ.                                                                            

{keywords}

Hình ảnh bên ngoài của Viện Nghiên cứu Hạt nhân (thành viên VAEC) với lò phản ứng hạt nhân. Ảnh nguồn www.sggp.org.vn.

Nhân dịp đưa tin về lễ ký kết Việt Thái, WNN cũng giới thiệu sơ qua về kế hoạch điện hạt nhân của hai quốc gia.

Theo đó, Việt Nam có kế hoạch xây dựng hơn 10.000 MW công suất điện hạt nhân đến năm 2030. Kế hoạch được dự kiến sẽ bắt đầu với nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Phước Dinh, tỉnh Ninh Thuận trong năm 2019. Bốn tổ lò 1-4  của nhà máy Ninh Thuận sẽ được Nga xây dựng với loại lò phản ứng VVER. Công ty ROSATOM và công ty con NIAEP đã ký một hiệp định khung với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam xây dựng các đơn vị đầu tiên. Bốn đơn vị tổ lò của nhà máy điện hạt nhân thứ hai cũng được dự kiến xây dựng ở Ninh Thuận, kèm theo 2 tổ máy nằm ở vùng ở giữa. Các công nghệ cho các nhà máy Ninh Thuận cho giai đoạn 2 và nhà máy trung tâm như vừa đề xuất vẫn chưa được quyết định.

Về phía Thái Lan, như WNN đưa tin, Hội đồng Chính sách năng lượng quốc gia của Thái Lan đã tiến hành một nghiên cứu khả thi cho một nhà máy điện hạt nhân ở nước này và trong năm 2007 đã phê chuẩn Kế hoạch phát triển điện cho các năm 2007-2021, trong đó đạt tổng công suất điện hạt nhân 4000 MWe vào khoảng  khoảng 2020-21. Còn theo Kế hoạch phát triển điện lực mới 2010-30; được phê duyệt trong năm 2010, thì dự kiến là 5 đơn vị 1000 MW khởi đầu trong khoảng thời gian 2020-28.

Trần Minh