2 tháng sau khi Sở Công Thương triển khai mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm tại chợ Vĩnh Hải (TP. Nha Trang), Cục An toàn Thực phẩm tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông đến các hộ buôn bán tại đây.

Cục An toàn Thực phẩm mới đây phát động chương trình truyền thông cơ động, nhằm nâng cao kiến thức của các hộ sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm xảy ra trong thời điểm Tết Âm lịch đang cận kề.Chuỗi hoạt động sẽ diễn ra liên tiếp từ ngày 6/12 đến 31/12, thu hút hàng trăm thanh niên tình nguyện tham gia và nhận được phản hồi tích cực từ hàng nghìn hộ buôn bán.

Chợ Vĩnh Hải (TP. Nha Trang) là một trong những điểm dừng chân của đoàn xe truyền thông cơ động trong ngày đầu ra quân. Tất cả các hộ buôn bán tại đây đều được phổ biến kiến thức sức khỏe và pháp luật, nhận tờ rơi tuyên truyền về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dành cho chợ đầu mối.

{keywords}
 

Hồi tháng 10, chợ Vĩnh Hải cũngđược Sở Công Thương chọn làm nơi triển khai mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm tại Khánh Hòa. Hầu hết các chợ đầu mối khác trên địa bàn tỉnh chưa có khả năng đáp ứng đủ các tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm, theo tiêu chuẩn quốc gia về chợ kinh doanh thực phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Ngành hàng thịt gia súc của chợ Vĩnh Hải có 120 lô sạp với 92 hộ kinh doanh thịt heo và bò. Hiện, Sở Công Thương đã treo bảng hiệu (ghi tên hộ kinh doanh, số lô sạp, điện thoại, bản cam kết kinh doanh thực phẩm an toàn) tại 120 lô sạp và đặt bảng hiệu lớn ở bên ngoài khu vực ngành hàng thịt để người tiêu dùng dễ nhận biết.

{keywords}
 

Mô hình chợ an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn và quyền lợi cho người tiêu dùng; đồng thời, nâng cao chất lượng phục vụ của tiểu thương tại chợ, từng bước thực hiện văn minh thương mại. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện dự án sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý của ban quản lý chợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, chủ thể trong mô hình thí điểm dự án chính là những hộ kinh doanh thực phẩm. Các hộ kinh doanh sẽ là đối tượng chính tham gia phần lớn các hoạt động của dự án, từ trang bị cơ sở vật chất đến tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm...

Tổng kinh phí thực hiện dự án là 716,9 triệu đồng. Trong đó, Bộ Công Thương hỗ trợ 250 triệu đồng; ngân sách tỉnh 84,4 triệu đồng, còn lại hơn 382,5 triệu đồng do các hộ tiểu thương đóng góp và đầu tư cơ sở vật chất. Ban quản lý chợ vận động các hộ kinh doanh tự trang bị cơ sở vật chất như: mặt bàn bán thịt được chế tạo bằng chất liệu dễ dàng làm vệ sinh (inox); thùng rác có nắp đậy; xô đựng nước và lắp đặt bồn rửa tại các điểm kinh doanh...

{keywords}
 

Bà Phạm Thị Tuyết Nhung - Quyền Trưởng ban quản lý chợ Vĩnh Hải cho biết, đến nay, Ban quản lý chợ đã vận động được 35 hộ kinh doanh tự lắp đặt mặt bàn bán thịt bằng inox. Ban đầu, việc vận động này cũng không dễ dàng do lâu nay tiểu thương đã quen với việc bán hàng trên bàn trải bìa các-tông. Các hộ kinh doanh cho rằng, thịt để trên bìa các-tông sẽ khô ráo hơn, nhìn ngon mắt hơn. Ngoài ra, do kinh phí lắp mặt bàn inox cao (hơn 3 triệu đồng/lô) nên tiểu thương ngại thay đổi. Ban quản lý chợ phải giải thích cho hộ kinh doanh về nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn thực phẩm khi bày bán hàng hóa trên bìa các-tông nên một số hộ đã bắt đầu chuyển đổi.

Thời gian tới, sở sẽ phối hợp với Ban quản lý chợ tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm; hỗ trợ kinh phí khám sức khỏe định kỳ cho các hộ kinh doanh tham gia mô hình. Ngoài ra, Sở Công thương sẽ trang bị mẫu chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn; hỗ trợ đầu tư thùng rác và hóa chất khử mùi hôi của rác chung cho chợ.

Doãn Phong