Tại Khánh Hòa mấy năm trước, toàn tỉnh có 226 hộ tái nghèo. Để giúp những hộ này, tỉnh cùng các địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cụ thể như hỗ trợ hơn 1.000 hộ nghèo và cận nghèo xây dựng các mô hình kinh tế với tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều hộ đã có điểm tựa để duy trì công ăn, việc làm.

Qua khảo sát thực tế mới đây, số hộ tái nghèo đang dần khôi phục lại kinh tế.

{keywords}
Nhờ nhanh chóng đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh tại các địa phương. 

Theo thống kế phần lớn hộ nghèo, tái nghèo tập trung ở các địa phương bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hoặc do hệ lụy của tệ nạn xã hội; và cả sự thiếu ý chí vươn lên của một số người dân. Bên cạnh đó, một số chính sách, giải pháp xóa nghèo của địa phương còn thiếu bền vững, tồn tại bất cập…

Bước vào năm 2020, những hậu quả của dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đời sống xã hội, khiến nguy cơ tăng thêm hộ gia đình tái nghèo, trở thành cận nghèo của nhiều địa phương càng lớn. Thực tế đó đặt ra thách thức mới rất khó khăn trước mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Thời gian tới, hệ thống chính trị cần tiếp tục vào cuộc đồng bộ, hiệu quả hơn trong giảm nghèo bền vững, ngăn chặn nguy cơ tái nghèo. Trước hết từ việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo; khảo sát số lượng nhu cầu thực tế hộ nghèo để thực hiện hiệu quả các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Chú trọng công tác khuyến nông - lâm - ngư nghiệp; hỗ trợ các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo dễ tiếp cận và tham gia.

Bên cạnh đó, các địa phương coi trọng hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, hướng dẫn cách làm ăn theo địa chỉ hộ; tăng cường công tác vận động, huy động nguồn lực trong cộng đồng đóng góp xây dựng “Quỹ vì người nghèo”.

Hữu Duyên
Ảnh: Hồng Liên