Thông tin được bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) đưa ra tại buổi gặp gỡ báo chí sáng 11/5.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: "Các em đã biết định hướng xác định thế mạnh, sở trường năng lực của mình". Ảnh: Thanh Hùng

Năm 2019 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ tăng, trong khi số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển giảm nhẹ.

Cụ thể, tổng chỉ tiêu của các trường năm nay tăng hơn 7% trong khi tổng số nguyện vọng đăng ký giảm hơn 5%.

{keywords}
Tỷ lệ nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học theo các tổ hợp. Đồ hoạ: Thuý Nga

Trung bình mỗi thí sinh đăng ký 3,94 nguyện vọng; cá biệt có 1 thí sinh Hà Nội đăng ký tới 50 nguyện vọng.

"Con số trung bình này cho thấy công tác truyền thông và hướng nghiệp bước đầu có kết quả tích cực. Các em đã biết định hướng xác định thế mạnh, sở trường năng lực của mình. Đồng thời, giảm bớt chuyện đăng ký nhiều nguyện vọng để để đi câu" - bà Phụng nhìn nhận.

Kết thúc quá trình thu nhận đăng ký xét tuyển đại học, đã có 653.278 nguyện vọng đăng ký, giảm 5,14% so với năm 2018.

 {keywords}

{keywords}

{keywords}

Trong số này, 90% nguyện vọng đăng ký vào 5 tổ hợp xét tuyển phổ biến là A, B, C, D, D1. 10% còn lại đăng ký vào 133 tổ hợp khác. 

{keywords}

Bà Phụng giải thích thêm, một số "tổ hợp lạ" (như xét tuyển ngành Công nghệ Thông tin bằng tổ hợp có môn Ngữ văn của năm 2018) sau khi thực hiện không có hiệu quả đã không còn xuất hiện trong kỳ thi năm nay.

Tại sao chỉ tiêu tuyển sinh 2019 tăng?

Bà Phụng giải thích năm nay chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ tăng do 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, năng lực đào tạo của các trường tăng (chẳng hạn số lượng giảng viên đã tăng từ 72.000 lên 79.000 người).

Thứ hai, trước đây, những trường chưa được kiểm định thì không được tăng chỉ tiêu so với năm trước liền kề. Năm nay, đã có hơn 120 trường được kiểm định chất lượng, dẫn đến chỉ tiêu được giao nâng lên.

Thứ ba, cơ quan quản lý bắt đầu xem xét việc "tính bù chỉ tiêu" cho các trường làm tốt việc sàng lọc sinh viên trong quá trình đào tạo. Cụ thể, những trường có số lượng "đầu ra" thấp hơn "đầu vào", tạo sự cạnh tranh về chất lượng cho sinh viên trong quá trình học, sẽ được xem xét tính bù chỉ tiêu tuyển mới, để đảm về học phí của các cơ sở đại học này.

Bà Phụng cũng lưu ý chỉ tiêu là năng lực tối đa mà các trường được tuyển. Còn thực tế các trường chỉ tuyển được 80-85%, chứ cả hệ thống chưa đạt được tỉ lệ tuyển sinh 100%.

Trong năm 2019, chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm cũng tăng từ 35.000 của năm 2018 lên tới 46.000.

Giải thích về điều này, bà Phụng cho rằng: Bộ đã chỉ đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục khảo sát nhu cầu đào tạo giáo viên từ 2018-2025 của các địa phương. Năm 2019, nhu cầu giáo viên của các tỉnh đưa lên tăng so với năm trước. Đây cũng là 1 lý do khiến chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm tăng lên, cùng với các lý do trên.

Thuý Nga - Hạ Anh

Bộ Giáo dục giải thích để địa phương chấm môn văn thi THPT quốc gia

Bộ Giáo dục giải thích để địa phương chấm môn văn thi THPT quốc gia

Tại buổi thông tin về kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 ngày 11/5, Bộ GD-ĐT đã lý giải việc năm 2019 vẫn để các địa phương chủ trì khâu chấm thi tự luận.