Trong mục tiêu tổng quát, Chính phủ nhấn mạnh đến việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%

Trong đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế; kiên quyết không để xảy ra khủng hoảng y tế và kinh tế, xã hội; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân và “không để ai bị bỏ lại phía sau”...

Bên cạnh đó, Chính phủ đưa ra mục tiêu cụ thể 5 năm 2021-2025 gồm 23 chỉ tiêu. Trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; bội chi ngân sách Nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm...

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ

Nghị quyết cũng nêu ra hàng loạt quan điểm, định hướng trong chỉ đạo, điều hành, trong đó nhấn mạnh đến việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 trên nguyên tắc linh hoạt, sáng tạo, không máy móc, cứng nhắc; bám sát tình hình, chủ động xây dựng giải pháp phù hợp, khả thi thích ứng với bối cảnh dịch bệnh kéo dài.

Chính phủ đề cập đến việc nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, coi nội lực là yếu tố cơ bản, chiến lược lâu dài, quyết định; ngoại lực là quan trọng, cần thiết, đột phá; “biến nguy thành cơ”, coi khó khăn, thách thức là động lực phấn đấu để vươn lên, khẳng định bản lĩnh...

Trong điều kiện dự báo đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể kéo dài, Chính phủ lưu ý cần phải tập trung nâng cao năng lực độc lập, tính tự chủ của nền kinh tế để hạn chế ảnh hưởng của các bất ổn, yếu tố biến động bất thường đối với sức khỏe của nhân dân, bảo đảm an sinh và phát triển kinh tế, xã hội.

Đồng thời, tạo điều kiện để nền kinh tế chủ động thích nghi nhanh, ứng phó hiệu quả với mọi tình huống do tác động của đại dịch gây ra, không để bị động bất ngờ dẫn đến xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội.

Đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới

Chương trình hành động của Chính phủ cũng đề cập đến việc đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới; không ngừng sáng tạo, có cách tiếp cận mới, tạo đột phá trong bối cảnh mới... Tập trung tháo gỡ khó khăn về thể chế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Chính phủ yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chính sách bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển; đẩy mạnh hợp tác công tư.

Cùng với đó xây dựng Chính phủ và chính quyền các cấp đoàn kết, liêm chính, kỷ luật, kỷ cương, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; năng động, đổi mới sáng tạo; vì nhân dân phục vụ; thấm nhuần phương châm đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết; “dân là gốc” và xuất phát từ quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Chính phủ cũng nhấn mạnh, càng khó khăn, phức tạp thì càng phải đoàn kết thống nhất; giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể trên tinh thần khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe...

13 nhiệm vụ chủ yếu:
1- Tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu tiên, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết và bảo đảm an sinh xã hội.
2- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số.
4- Tăng cường huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
5- Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại.
6- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ.
7- Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị.
8- Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội.
9- Tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường; chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
10- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; thực hiện cải cách tiền lương; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo.
11- Phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
12- Xây dựng nền ngoại giao hiện đại, tăng cường hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
13- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Thu Hằng

Bình minh của cuộc sống bình yên sẽ sớm trở lại

Bình minh của cuộc sống bình yên sẽ sớm trở lại

Sáng 1/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh 2/9. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm.