- Luật chăn nuôi 2018 được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 có mục riêng quy định về nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi, có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2020. 

Muốn mở quán cơm phải có chứng nhận VSATTP

Tham gia BHXH đầy đủ, vợ chồng cùng được hưởng chế độ thai sản

Điểm mới về lương hưu cho lao động nam nghỉ hưu từ 1/1/2019

Cụ thể về việc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi, tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi. 

- Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh; phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y.  

{keywords}
Luật chăn nuôi 2018 quy định không đánh đập, hành hạ vật nuôi. 

- Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu như có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh, cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ. 

- Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi không đánh đập, hành hạ vật nuôi. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ, không để vật nuôi chứng kiến cảnh đồng loại bị giết mổ. 

- Vận chuyển vật nuôi phải sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi.  

{keywords}
 

- Vật nuôi sử dụng trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác phải được đối xử nhân đạo theo quy định của luật này. 

- Đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.

PV