Amazon.com mở cửa hàng bán sách đầu tiên vào ngày 5/11/2015 tại Seattle. |
Về cơ bản, hình thức hoạt động của ngành công nghiệp review giả mạo diễn ra như thế này: Bạn sẽ điền thông tin tìm kiếm những người đánh giá sản phẩm độc lập. Mua thứ gì đó trên Amazon để được xác minh "Người đã mua sản phẩm". Đánh giá 5 sao cho sản phẩm và nhận món đồ đó miễn phí. Lặp đi lặp lại liên tục như vậy hoặc cho đến khi bạn bị "bắt".
Theo báo cáo mới từ BuzzFeed thì hàng triệu công ty đang bán sản phẩm trên Amazon. Tuy vậy, rất nhiều đánh giá ca ngợi sản phẩm, thuyết phục chúng ta thêm hàng vào giỏ hoàn toàn không có thật.
Bài viết phỏng vấn người phụ nữ với tên Jessica, một reviewer đã chi đến 15.000 USD trên Amazon trong năm nay với các sản phẩm như dụng cụ nấu ăn, quần áo hay đồ chơi...
Vừa được hoàn trả tiền mua hàng, cô vẫn được giữ, tặng hoặc bán những món đồ này, chỉ cần cô cho những đánh giá 5 sao. Và vì là thành viên Amazon Prime, cô cũng nhận được khoảng 100 USD tiền thưởng mỗi tháng.
Những lời nhận xét giả không hề mới ở Amazon hay bất kỳ sàn TMĐT nào. Amazon đã đệ đơn kiện khoảng hơn 1.000 người được cho là đã đăng các sản phẩm giả vào năm 2015. Nhiều người trong số họ hoạt động tự do, quảng cáo dịch vụ của mình trên các trang web lớn như Fiverr.com.
Ông Bart Bart de Langhe, tác giả nghiên cứu về đánh giá trực tuyến nói: "Xếp hạng của người dùng cung cấp rất ít thông tin chi tiết về hiệu suất sản phẩm một cách khách quan."
Nghiên cứu của BuzzFeed cho thấy, chỉ cần tăng 1 sao trong xếp hạng sản phẩm sẽ giúp tăng doanh số 26%. Do vậy hệ thống đánh giá của Amazon đang là phương thức khiến các công ty cố gắng để tăng thứ bậc trong bảng xếp hạng.
Jessica chỉ là số ít trong vô vàn những người đang ngày ngày thổi phồng sản phẩm với lời khai giả mạo, núp bóng danh hiệu "Người đã mua hàng" của Amazon. Cũng giống như nhiều người khác, cô không hề che giấu điều này. Cô ấy kết nối với tất cả các công ty bán sản phẩm mà mình đánh giá thông qua các nhóm hàng chục ngàn thành viên.