Chiều 4/1, thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội bày tỏ khá yên tâm về đề án lần này với những đề xuất rộng, bao trùm, đáp ứng yêu cầu thực tế cho mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch.

{keywords}
Đại biểu Trần Văn Lâm. Ảnh: Quốc hội

Theo ông, nếu thực hiện tốt sẽ tạo xung lực lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội; tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Song, ông Lâm cũng quan ngại một số yếu tố. Đầu tiên, cân đối vĩ mô, nợ công, nợ Chính phủ, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, đặc biệt là lạm phát. 

Ông phân tích, lạm phát hiện đang ở mức thấp nhưng cũng không thể coi thường, một số nước như Mỹ tung ra gói hỗ trợ lập tức lạm phát tăng lên. 

Nợ xấu đang hiện hữu. Theo đánh giá của ngành ngân hàng, các ngân hàng thương mại đang cơ cấu lại nợ, trong đó có khoản nợ xấu. Nếu không thận trọng, không có cách gỡ thì nợ xấu lại trở thành cục máu đông, gây ách tắc nền kinh tế. NHNN cần theo dõi sát để xử lý, theo đánh giá nợ xấu có thể tăng lên 8%.

Về đầu cơ, bong bóng tài chính, bất động sản, chưa tung gói hỗ trợ thì thị trường bất động sản, chứng khoán đã bắt đầu sốt. Các nhà đầu tư, DN cần mặt bằng sản xuất kinh doanh thì phải thuê, chi phí cho mặt bằng cao, ảnh hưởng lớn tới tính hấp dẫn đầu tư.

Ngoài ra, đi cùng với chi tiêu các dự án luôn tiềm ẩn vấn đề tham nhũng, thất thoát lãng phí. Nếu không làm tốt thì gánh nặng thất thoát, lãng phí sẽ “đổ” vào nền kinh tế, và chịu hậu quả là tăng trưởng, hệ số về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) tăng cao. 

ĐB Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) quan tâm tới tính cân đối giữa tài khoá và tiền tệ. Tổng mức tài khoá là 291.000 tỷ đồng, theo ĐB, khi đánh giá cân đối tài khoá và tiền tệ thì chính sách tiền tệ trong đề án này chưa đúng với kỳ vọng người dân, doanh nghiệp, khi bỏ ra lượng lớn về tài khoá, nhưng đánh giá về tiền tệ lại chưa có đánh giá cụ thể. 

{keywords}
Đại biểu Trịnh Xuân An. Ảnh: Quốc hội

Ông đề nghị vai trò của chính sách tiền tệ cần xem xét, cân bằng thêm. 

Về tính cân đối trong gói về tài khoá, theo ông An, sử dụng 103.000 tỷ đồng chi cho hạ tầng giao thông và 14.000 tỷ đồng chi cho hạ tầng y tế. Đây là con số lớn nhưng lại sử dụng cho hạ tầng là chính. Khi chúng ta thực hiện nội dung liên quan tới tái cơ cấu, hỗ trợ bao giờ cũng đi vào hạ tầng, đúng là có tác dụng nhưng quy mô trong đề án, số dành cho hạ tầng là quá lớn. 

ĐB dẫn ví dụ, 3 dự án giao thông đường cao tốc Bắc - Nam sẽ ngốn 72.000 tỷ đồng, và phải tới năm 2024-2025 mới giải ngân được. Nên phải hài hoà vốn đầu tư công giai đoạn 2022-2023.

Đề án đưa ra con số 14.000 tỷ đồng cho y tế, ông An băn khoăn về tính khả thi của việc này. Y tế không chỉ là đầu tư cơ sở vật chất mà còn là con người. Nếu không cẩn thận lại xảy ra sai phạm trong đầu tư hạ tầng y tế. 

Trong dự án đầu tư mới liên quan tới kết nối vùng, vành đai… thì phải rà soát lại tiêu chí hình thành, để khi đưa vào danh mục thì đúng tiêu chí, mục đích đầu tư. Nếu không thì lại rơi vào chuyện địa phương nào “vận động tốt thì đưa vào được”. Liên quan tới ngân sách, tiền bỏ ra nhất là bỏ vào hạ tầng, phải rất chú ý khi triển khai.

Phải kiểm soát được lạm phát

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, năm 2021 là vô cùng khó khăn, chưa có tiền lệ trong lịch sử, nhưng đến nay thu 1,5 triệu tỷ đồng, vượt so với kế hoạch. Trong đó, thu thuế, phí nội địa, trừ tiền sử dụng đất tăng 14,5%, cao hơn so với 2020 11,4%. 

Về thị trường chứng khoán, 2021 là năm có sức bật tốt, là kênh huy động vốn rất hiệu quả. Riêng quy mô vốn hóa thị trường là 7,7 triệu tỷ, tăng 46,5%, cổ phiếu tăng đột phá, 2,6 lần so với 2020, mỗi phiên giao dịch 26.000 tỷ đồng, giao động 1 tỷ USD/phiên, có ngày 2 tỷ USD. 

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Quốc hội

Về trái phiếu doanh nghiệp, dự kiến sẽ siết lại, cần tăng điều kiện để bịt lỗ hổng với DN phát hành trái phiếu DN thua lỗ, nợ xấu, vì sẽ làm nhiễu loạn thị trường, tăng kiểm tra, tránh làm nhiễu loạn thị trường chứng khoán. 

Thời gian tới để thúc đẩy, vực dậy kinh tế thì tăng cường “chất bổ”, “thuốc”, thúc đẩy tăng trưởng, thì phải kích cầu nền kinh tế. Do đó, nguồn huy động là đưa ra gói 291.000 tỷ đồng, gồm 240.000 tỷ đồng cho bội chi ngân sách, trong đó 64.000 tỷ đồng là giảm thuế cho doanh nghiệp, đặc biệt giảm thuế GTGT là 2%; chi hỗ trợ xây nhà người lao động… 

Để tạo nguồn, ông Phớc cho biết sẽ huy động nguồn lực linh hoạt nhất, bền vững nhất cho phục hồi và phát triển kinh tế. Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội để gói kích cầu này giải quyết nút thắt để phát triển nhanh chóng, giảm bớt khâu trung gian, thủ tục đầu tư, như chỉ định thầu giảm 5%. 

Nêu mức tăng trưởng kinh tế 2,58% trong năm 2021, theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, là sự cố gắng lớn, dù con số này thấp nhất 10 năm qua. Ông cũng cho rằng con số này so với mục tiêu tăng trưởng đề ra 6,5-7% còn khoảng cách lớn.

{keywords}
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Trần Thường

Trong bối cảnh dịch phức tạp, Chủ tịch nước khái quát một số điểm sáng như nông nghiệp tăng trưởng cao và là nền tảng quan trọng của nền kinh tế; kim ngạch hai chiều đạt trên 660 tỷ - là một trong 20 nền kinh tế có kim ngạch 2 chiều lớn nhất.

Bên cạnh đó, dù GDP tăng trưởng thấp, thu ngân sách lại đạt kết quả đáng mừng, vì theo ông, “có thực mới vực được đạo”.

Nhấn mạnh hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế rất cần thiết vào lúc này, Chủ tịch nước dẫn chứng nhiều nước rất mạnh tay chi ngân sách cho phục hồi kinh tế.

Với Việt Nam, ông cho rằng khi bơm tiền cho nền kinh tế để phục hồi tăng trưởng, phải chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng và tín dụng tăng, nhưng trong tầm kiểm soát vì không còn cách nào khác.

“Mục tiêu cao nhất là phải giữ được kinh tế vĩ mô và kiểm soát được lạm phát. Anh tung tiền ra nhiều nhưng phải tránh tình trạng không cầm cân được khiến lạm phát tăng”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Nhìn nhận gói hỗ trợ tài khóa so với các nước còn rất nhỏ, Chủ tịch nước cho rằng gói hỗ trợ này là mức tối thiểu cần thiết, không cần quá lo lạm phát mà không thực hiện hỗ trợ.

Trong gói này, Chủ tịch nước lưu ý ưu tiên, tăng nguồn lực đầu tư cho y tế vì hệ thống y tế cơ sở đang quá yếu kém.

Bên cạnh đó, ông gợi mở cần có giải pháp để củng cố niềm tin của các doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua đối thoại thường xuyên, giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư, giữ chân họ ở thị trường Việt Nam, chấm dứt tình trạng “vừa rải thảm, vừa rải đinh”.

Hương Quỳnh - Thu Hằng

Tăng bội chi trên 1% GDP, giảm thuế giá trị gia tăng 2% để phục hồi kinh tế

Tăng bội chi trên 1% GDP, giảm thuế giá trị gia tăng 2% để phục hồi kinh tế

Sáng 4/1, Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường xem xét một số nội dung quan trọng, trong đó có chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.