Nhấn mạnh điều này khi kết luận cuộc làm việc với các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung và Tây Nguyên kéo dài đến 13h30 hôm nay (18/7) tại Đà Nẵng.

Tại cuộc làm việc, các tỉnh, thành phố đưa ra 102 kiến nghị, bao gồm nhóm kiến nghị về cơ chế, chính sách (35 kiến nghị); nhóm kiến nghị liên quan đến công tác quy hoạch (15 kiến nghị), nhóm kiến nghị liên quan đến các chương trình, dự án đầu tư (39 kiến nghị); nhóm kiến nghị về thủ tục nhập cảnh cho các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động nước ngoài (3 kiến nghị); các kiến nghị khác (10 kiến nghị).

{keywords}
Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự hội nghị

Thủ tướng giao các Bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị của địa phương, “không phải lời nói gió bay”; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng.

Phát biểu tại cuộc làm việc, các địa phương khẳng định cam kết đến cuối năm 2020 sẽ giải ngân ít nhất 90%. Một số địa phương cho biết, sẽ đạt tỷ lệ giải ngân 60-65% đến ngày 30/9.

Không địa phương nào muốn chuyển nguồn vốn sang địa phương khác, lãnh đạo các tỉnh cho rằng khó khăn gấp đôi thì sẽ cố gắng gấp ba. Hội đồng Nhân dân các địa phương sẽ tổ chức họp thường xuyên hơn về vấn đề giải ngân, ít nhất mỗi tháng một lần; đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục. Các ý kiến cũng đề cập nhiều đến đầu tư các dự án kết nối vùng, trong đó có tuyến đường ven biển.

Trước ảnh hưởng mạnh của Covid-19 đến kinh tế, nhất là lĩnh vực du lịch, một số tỉnh ở Tây Nguyên cho rằng, nhờ sản xuất nông nghiệp nên mới giữ được “thế trận”. Với cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng chiếm 33% trong tổng GRDP của vùng, duy trì mức tăng trưởng cao của ngành quý 2 cao hơn quý 1 đã bù lại sự suy giảm của các ngành khác và duy trì phát triển chung của vùng Tây Nguyên. Bên cạnh thúc đẩy giải ngân, với vùng Tây Nguyên, các ý kiến cho rằng, cần tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển du lịch nội địa.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận

Nêu rõ cam kết giải ngân 100% vốn ngân sách Nhà nước (khoảng 30.000 tỷ đồng) trong năm nay, lãnh đạo Bộ GTVT, một trong những bộ, ngành có số vốn cần giải ngân lớn nhất, đề nghị các địa phương giúp đỡ khâu giải phóng mặt bằng để hoàn thành mục tiêu này, ví dụ như đối với tỉnh Thừa Thiên-Huế, giúp gỡ vướng mặt bằng đoạn Cam Lộ - La Sơn, Đà Nẵng giúp đoạn Hòa Liên – Túy Loan, hay các địa phương giúp khâu mặt bằng quốc lộ 19 nối Gia Lai – Bình Định (dự kiến khởi công vào tháng 12 năm nay), quốc lộ 24B nối Kon Tum với Quảng Ngãi, quốc lộ 25 nối Gia Lai với Phú Yên…

Cần phấn đấu là cực tăng trưởng

Phát biểu kết luận cuộc làm việc có sự tham dự của Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND của 12 tỉnh, thành phố miền Trung – Tây Nguyên, Thủ tướng nêu rõ, nếu không quyết tâm chính trị, dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, của đồng chí Bí thư, điều hành của Chủ tịch thì “bất thành”. “Những vấn đề khó đang bàn hôm nay phải có vai trò của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với Thường trực UBND. Ngay việc giải phóng mặt bằng mà không có hệ thống chính trị, không trực tiếp xử lý, đối thoại với dân thì khó lắm, chứ không phải có tiền mà được”.

Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các địa phương bên cạnh lo tổ chức Đại hội Đảng thì cũng phải lo cho phát triển, cho đời sống của người dân.

{keywords}
 

Thủ tướng hoan nghênh quyết tâm của các địa phương miền Trung – Tây Nguyên cam kết đạt mức tăng trưởng cao nhất có thể. “Tỉnh Quảng Nam, một trong 3 tỉnh âm sâu trong tăng trưởng 6 tháng thì cam kết sẽ tăng trưởng dương 3%”, Thủ tướng nói.

Với vai trò, vị thế của mình, không chỉ là chiếc đòn gánh giữ cho đất nước cân bằng, miền Trung - Tây Nguyên cần phấn đấu là cực tăng trưởng để phát huy lịch sử hào hùng của bao nhiêu người đã chiến đấu, hy sinh trên mảnh đất này. Không để tỉnh nào ở miền Trung – Tây Nguyên tăng trưởng âm.

“Các chuyên gia đều đánh giá sự phát triển của Vùng KTTĐ miền Trung – Tây Nguyên còn xa với những tiềm năng lợi thế vốn có”, Thủ tướng cho rằng, do một số nguyên nhân khách quan như kết cấu hạ tầng chậm phát triển và có nguyên nhân chủ quan như môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn, năng lực cạnh tranh, đội ngũ cán bộ, sự liên kết của vùng còn yếu...

6 tháng qua, các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có nhiều cố gắng, nhất là quyết tâm không để Covid-19 lây lan nhưng ngoài 3 tỉnh tăng trưởng âm thì các tỉnh còn lại tăng trưởng đạt thấp. Trong đó, giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân cả nước. Tuy nhiên, điều đáng mừng, theo Thủ tướng, là 12 tỉnh phát biểu tại hội nghị để thể hiện quyết tâm giải ngân 100% hoặc 90% trở lên trong năm 2020 và giải ngân vốn ODA đạt ít nhất 80%.

Thời gian tới, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Thủ tướng tin rằng lãnh đạo và người dân các địa phương trong vùng mong muốn vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, “không để Trung ương và Chính phủ thất vọng về sự tăng trưởng yếu kém, nhiều tồn tại của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên”. Điều quan trọng là phải xây dựng chương trình, lộ trình hành động với thời gian cụ thể, quyết liệt, hiệu quả, giải pháp đột phá trong 6 tháng cuối năm để phục hồi tăng trưởng. Không để tình trạng trì trệ.

{keywords}
 

Các tỉnh Vùng KTTĐ, kể cả Phú Yên và Khánh Hòa phải nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng, thể hiện là cực tăng trưởng của khu vực và đất nước, Thủ tướng nêu rõ. Mục tiêu năm 2020, khu vực miền Trung – Tây Nguyên không thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tập trung mọi điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế, thu hút dòng dịch chuyển vốn đầu tư thế giới. Không có đầu tư phát triển, không có doanh nghiệp phát triển thì không thể phát triển địa phương mình, Thủ tướng hoan nghênh việc tỉnh Gia Lai cho biết, đã có 50 doanh nghiệp có tên tuổi đầu tư vào nông nghiệp của Gia Lai.

Các địa phương miền Trung – Tây Nguyên phải nghiên cứu, tận dụng các FTA, đặc biệt là CPTPP và EVFTA, mở ra không gian mới về hợp tác thương mại đầu tư với các nước châu Âu.

Đại dịch COVID-19 có thể còn kéo dài và diễn biến khó lường, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, nơi có cửa khẩu, biên giới, cảng hàng không tuyệt đối không được chủ quan, theo dõi sát tình hình, kiên quyết không để dịch quay lại, lây lan trong cộng đồng. “Đảng, Nhà nước "thấu hiểu" những khó khăn, thách thức với miền Trung”. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng hành cùng chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân miền Trung – Tây Nguyên vượt qua khó khăn.

Tập trung xử lý các kiến nghị của địa phương

Với tinh thần đó, Thủ tướng nêu rõ, chính quyền Trung ương bảo đảm môi trường vĩ mô ổn định, thúc đẩy mở rộng thị trường, sửa kịp thời, nghiêm túc, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật...

Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng tập trung xử lý kiến nghị của địa phương, không được để tình trạng “đi thăm địa phương thì có nhưng làm việc trực tiếp, xử lý tồn tại thì ít”.

{keywords}
 

Chính quyền địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn, hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng, tạo việc làm và lo an sinh xã hội. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

Cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; thích nghi, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức để tồn tại và phát triển. Đồng thời, phải có trách nhiệm với xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân, người lao động, cơ quan quản lý nhà nước.

Về nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công của từng địa phương; kịp thời xử lý các phát sinh, vướng mắc, bảo đảm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2020. Kiên quyết thực hiện cắt giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp, hoặc triển khai chậm để  điều chỉnh cho các dự án đầu tư công cấp bách.

Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án hỗ trợ  đầu tư từ ngân sách Trung ương để đầu tư các công trình hạ tầng cấp bách của Vùng KTTĐ miền Trung và Tây Nguyên.

Bộ KH&ĐT điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế  đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, của vùng, của quốc gia nhằm đón nhận làn sóng đầu tư mới; xem xét đưa Khu kinh tế Vân Phong vào nhóm các khu kinh tế ven biển được ưu tiên tập trung đầu tư.

Nghiên cứu Đề án liên kết vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh.

Áp dụng ngay từ ngày 15/8 một số quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (miễn giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng; bãi bỏ thẩm quyền của Bộ Xây dựng và giao UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt).

Nhấn mạnh tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh về thể chế, chính sách, thủ tục, Thủ tướng lưu ý, “đừng để các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên phải chạy xin chỗ này, chỗ khác. Các bộ mà để các địa phương, các tỉnh xếp hàng đi xin thì sai lầm, phải phân cấp, giao quyền, có cơ chế kiểm tra phù hợp”.

Thủ tướng cũng giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai phát triển hạ tầng số hiện đại, ưu tiên triển khai hạ tầng mạng 5G trong các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung để triển khai các công nghệ số  đổi mới sáng tạo mang tính đột phá; hướng dẫn các địa phương xây dựng, phát triển chính quyền số gắn liền với đô thị thông minh.

“Chính phủ, Thủ tướng khuyến khích những cán bộ, những địa phương dám nghĩ, dám làm, sáng tạo”, Thủ tướng bày tỏ.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu
{keywords}
 
{keywords}
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo tại hội nghị
{keywords}
 

Theo VGP

Lãnh đạo Chính phủ, 2 bộ trưởng lập 7 đoàn kiểm tra giải ngân vốn đầu tư công

Lãnh đạo Chính phủ, 2 bộ trưởng lập 7 đoàn kiểm tra giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng 4 Phó thủ tướng và 2 Bộ trưởng dẫn đầu 7 đoàn kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.