Cậu sinh viên đại học sinh năm 1990 cũng nhờ thứ bánh này mà trở thành ông chủ chuỗi cửa hàng có tiếng tăm.
Vũ Hóa Phổ, ông chủ của cửa hàng bánh kếp nhỏ chưa đến 10m2 là một sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Hóa Phổ trở thành ông chủ của tiệm bánh kếp này ngay từ khi còn là sinh viên năm ba. Chỉ trong vòng 2 năm, cậu đã phát triển thêm được 4 chi nhánh, 1 nhà máy chế biến và 8 cửa hàng nhượng quyền, thu nhập hàng năm lên tới 250 vạn nhân dân tệ (khoảng 8 tỷ VNĐ).
Ở con phố ăn vặt tại Bắc Thành, Trùng Khánh, Trung Quốc, bạn sẽ bắt gặp được cảnh tượng một cậu thanh niên dàn bột mỳ, đập trứng, rắc gia vị và chỉ 3 phút sau hai chiếc bánh thơm ngon, nóng hổi sẽ được đưa đến tay bạn. Bánh kếp của cậu khác với những chiếc bánh truyền thống khác, bởi vỏ bánh là loại bánh nghìn lớp, bên ngoài màu vàng nhạt, bên trong mềm mịn, trông rất ngon mắt.
Diện tích của cửa hàng không to, vì vậy mà cửa hàng lúc nào trông cũng rất đông khách. Vì sao khách hàng cứ tấp nập ra vào như vậy? Vũ Hóa Phổ nói rằng: “Khách hàng có thể cũng không biết chúng tôi, nhưng thấy đông người nên cũng muốn đến nếm thử”. Bí quyết của cửa hàng đó là duy trì lượng khách đông, khách xếp hàng càng đông nghĩa là cửa hàng làm ăn rất tốt, bởi ít nhất bạn cũng có thể khơi dậy sự tò mò từ những người đi ngang qua.
Chàng thanh niên kiếm tiền tỷ nhờ bánh kếp |
Vũ Hóa Phổ nói thêm: “Lúc trước chúng tôi luôn chú trọng đến tốc độ, nếu đông người thì một lúc phải làm 6 cái”. Năm đầu tiên khi mở cửa hàng, khi nhận thấy phương pháp làm việc chú trọng tốc độ này không giúp cửa hàng nhận được sự ưu ái của khách, cậu đã đi khắp các quán ăn vặt ở Thành Đô để quan sát cách làm việc của họ, phát hiện ra các tiệm ăn vặt tương tự đều làm việc theo phương pháp “chậm mà chắc”, tuy không nhanh nhưng lại đem đến cho khách hàng món ăn đảm bảo chất lượng nhất.
Nói một cách đơn giản, ngay cả khi có một hàng dài khách bên ngoài cửa hàng thì họ cũng không hoảng loạn. Do đó, những khách hàng đến đây không ngại chờ đợi bánh của họ. Vũ Hóa Phổ sau khi học hỏi được kinh nghiệm đã quay trở về tiệm bánh của mình ở Trùng Khánh và bắt đầu yêu cầu nhân viên của mình chỉ làm hai chiếc bánh cùng một lúc, đôi khi chỉ làm một chiếc. Phương pháp này đem lại phản ứng tốt, bởi chiếc bánh giữ hương vị ngon nhất, khách hàng vì vậy mà cũng một đông hơn, trung bình cửa hàng của Hóa Phổ bán được 400 chiếc bánh mỗi ngày.
Với sự nổi tiếng không ngừng, 3 cửa hàng nhượng quyền đã lần lượt được ra đời. Vũ Hóa Phổ cho biết: về cơ bản, các cửa hàng nhượng quyền có thể kiếm được lợi nhuận kể từ tháng thứ 4, trừ đi tiền nguyên liệu, tiền thuê nhà, nước, điện, than và tiền lương nhân viên, nếu tính cửa hàng nào kinh doanh không được tốt lắm, chỉ bán được 300 chiếc thì lợi nhuận ròng bình quân một tháng cũng rơi vào khoảng 8000 tệ (khoảng 27 triệu VNĐ).
Chỉ trong vài năm ngắn ngủi cậu trở thành ông chủ của chuỗi bánh kếp nổi tiếng |
Lúc mới bắt đầu, Vũ Hóa Phổ muốn hoạt động kinh doanh theo chuỗi, nhưng đến khi mở cửa hàng thứ ba, cậu bắt đầu muốn quảng bá thương hiệu của mình. Vũ Hóa Phổ muốn cạnh tranh với các thương hiệu lớn để mở ra phân khúc ở thị trường này, vì vậy thu hút nhượng quyền là điều cần thiết.
(Theo Chuangyejia/ Dân Việt)