Tại phiên họp đầu tiên của hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, Bộ GD-ĐT cho biết đang xây dựng đề án quy hoạch lại các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trong đó có các trường sư phạm. Việc sắp xếp và quy hoạch các cơ sở đào tạo giáo viên hướng đến hình thành 10 cơ sở đào tạo giáo viên trung tâm có uy tín, đủ năng lực đào tạo giáo viên cho toàn ngành; các cơ sở đào tạo khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm và tập trung vào nhiệm vụ đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho toàn hệ thống.

Trước tình hình đó, Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam đã kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan về số phận các trường sư phạm địa phương.

Cụ thể, hiệp hội kiến nghị Bộ GD-ĐT trước mắt giữ nguyên hệ thống cơ sở sư phạm như hiện nay. Thực hiện phân tầng hệ thống này thành các trường đại học sư phạm/ đại học giáo dục trọng điểm, các trường/khoa đại học sư phạm địa phương, các trường /khoa cao đẳng sư phạm địa phương. Cùng với đó, sẽ thực hiện đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chủ yếu theo địa chỉ (không theo cơ chế thị trường).

Ngoài ra, sinh viên sư phạm phải được ưu tiên vay tín dụng nhà nước và được xóa nợ tín dụng nếu chấp nhận làm việc trong ngành sư phạm.

{keywords}
 

Bộ GD-ĐT quy định các chuẩn của chương trình đào tạo giáo viên (nội dung cứng) để tạo cơ chế liên thông, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống.

Việc nâng chuẩn trình độ của giáo viên phải gắn liền với quy hoạch nâng cấp đào tạo của các cơ sở sư phạm.

Hiệp hội kiến nghị về lâu dài, các cơ sở sư phạm nên từng bước chuyển thành trường giáo dục trong các đại học đa lĩnh vực hoặc khoa sư phạm trong các trường đại học địa phương/cao đẳng cộng đồng để có sự ổn định trong hoạt động và huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo giáo viên khi xuất hiện nhu cầu lớn.

Hiệp hội cũng cho rằng UBND các tỉnh thành quản lý trực tiếp và giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở cho các trường/khoa sư phạm địa phương.

Các trường/khoa sư phạm địa phương tập trung đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cho các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trong địa phương.

Các cơ sở sư phạm không tranh giành nguồn tuyển hoặc đào tạo chồng chéo.

Ngoài ra, hiệp hội kiến nghị Thủ tướng có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc sắp xếp, quy hoạch các trường cao đẳng sư phạm địa phương trong khi thực hiện các Nghị quyết 39-NQ/TW (khóa XI) và Nghị quyết 18-NQ/TW (khóa XII);

Có văn bản chỉ đạo các Sở GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các trường cao đẳng sư phạm tham gia bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tham gia bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ;

Chỉ đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ (VTEP, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Đại học,...) chọn cử giảng viên các trường cao đẳng sư phạm địa phương tham gia tập huấn bồi dưỡng đội ngũ cốt cán.

Nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh vì không có người học

Năm 2018 lần đầu tiên, Bộ GD-ĐT đã quy định điểm sàn cho các trường sư phạm. Theo đó mức thấp nhất để xét tuyển vào ĐH Sư phạm là 17; Cao đẳng sư phạm là 15; Trung cấp sư phạm là 13.

Cũng trong năm 2018, một số trường CĐSP địa phương đã nâng điểm chuẩn lên (từ 20 điểm), nhưng thực chất là để đánh trượt thí sinh vì cả ngành chỉ có 1 hoặc 2 thí sinh đăng ký. Đây là điều chưa có tiền lệ đã xảy ra trong tuyển sinh sư phạm.

 

Trong những năm gần đây, trước tình hình tuyển sinh khó khăn, vấn đề sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống các trường CĐSP địa phương đã được đặt ra. Đến tháng 8/2019, trường CĐSP Lào Cai đã sáp nhập thành phân hiệu của Trường ĐH Thái Nguyên đóng tại tỉnh này.

 Lê Huyền

Thủ khoa "kép" ĐH Sư phạm HN đến từ Hòa Bình được nâng 14.85 điểm

Thủ khoa "kép" ĐH Sư phạm HN đến từ Hòa Bình được nâng 14.85 điểm

Trong danh sách thí sinh được nâng điểm tại Hoà Bình, bất ngờ có tên của thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2018.