Theo đó, Ban Chỉ đạo gồm 28 thành viên. Trong đó, Phó Thủ tướng  Lê Minh Khái làm Trưởng ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà làm Phó trưởng ban thường trực cùng 2 Phó ban khác là Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc.

{keywords}
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công

24 ủy viên viên còn lại có bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng; Công an; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn có sự tham gia của một số thứ trưởng, cấp phó của một số bộ, ban, ngành có liên quan.

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, xây dựng và đôn đốc triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công.

Ban Chỉ đạo phối hợp với các Bộ, cơ quan nghiên cứu các chính sách kinh tế - xã hội có liên quan đến chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và tru đãi người có công theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; giải pháp tạo nguồn cho cải cách chính sách tiền lương, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; đề xuất các biện pháp để xử lý kịp thời những vấn để mới phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khai, Trưởng Ban Chỉ đạo là người điều hành các hoạt động của Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các hoạt động của Ban Chỉ đạo; ban hành Kế hoạch nghiên cứu và thực hiện chính sách tiền lương; ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo…

Lương mới không thấp hơn lương hiện hưởng

Một trong nhiệm vụ cải cách tiền quy định trong Nghị quyết 27 năm 2018 Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp là xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới. 

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công), thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Các cơ quan chức năng sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Một trong những yếu tố cụ thể xác định để thiết kế bảng lương mới là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Theo Nghị quyết 27, các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước xây dựng văn bản quy định chế độ tiền lương mới báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định trước khi ban hành, để từ năm 2021 thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tại hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đến 1/7/2022, thay vì năm 2021.

Thu Hằng

Trung ương tán thành lùi cải cách tiền lương từ năm 2021 sang 1/7/2022

Trung ương tán thành lùi cải cách tiền lương từ năm 2021 sang 1/7/2022

Ban Chấp hành Trung ương Đảng tán thành với kiến nghị của Ban cán sự đảng Chính phủ về thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 1/7/2022.